Người giữ nghề truyền thống mặt nạ giấy bồi

Chủ nhật, 27/09/2020 15:53
(ĐCSVN) – Từ khoảng hơn 2 tháng trước, căn nhà nhỏ ở phố Hàng Than (quận Ba Đình, Hà Nội) của vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan đã bắt đầu trở nên nhộn nhịp.

 

Ít ai biết rằng, ở Hà Nội, hiện chỉ có vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan còn giữ nghề truyền thống làm mặt nạ giấy bồi. Những ngày gần Tết Trung thu, gia đình ông lại tất bật cho ra đời những chiếc mặt nạ xinh xắn với gần 30 mẫu để phục vụ người chơi. Theo ông Hòa, để làm thành công một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua nhiều công đoạn như: đúc khuôn, dán giấy tạo hình, tô màu... Chiếc mặt nạ có hồn và thu hút người nhìn phụ thuộc rất nhiều vào sự tài hoa, khéo léo của người sáng tạo...

Đồ chơi Trung thu truyền thống “mặt nạ giấy bồi” mang thương hiệu ông Hòa, bà Lan được làm hoàn toàn thủ công nên rất thân thiện với môi trường và an toàn cho người chơi.

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại tại cơ sở sản xuất mặt nạ giấy bồi duy nhất tại phố cổ Hà Nội trước thềm Tết Trung thu 2020:

 Những chiếc mặt nạ giấy bồi tại cơ sở sản xuất của vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và Đặng Hương Lan

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa tỉ mẩn tô màu cho những chiếc mặt nạ giấy bồi...


Khuôn mặt nạ giấy bồi hình Thỏ Ngọc bằng đá có tuổi đời lên đến 40 năm.


 Mặt nạ giấy bồi được làm hoàn toàn thủ công 

 Những chiếc mặt nạ Ông Địa chờ được tô màu...

Mặt nạ giấy bồi được phơi khô tự nhiên dưới nắng  để không làm biến dạng sản phẩm


Thỏ Ngọc, Ông Địa, con cáo...


Mặt nạ có “hồn” phụ thuộc rất nhiều vào công đoạn tô màu của nghệ nhân...


Giá thành của sản phẩm dao động từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng 


Hàng nghìn chiếc phôi mặt nạ giấy bồi chờ được hoàn thiện...


 Những chiếc mặt nạ giấy bồi có độ bền, cứng rất cao.

  Những mẫu mặt nạ hình con hổ, con cáo... được trẻ em yêu thich
Ngọc Mai
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực