Phát huy vai trò hội viên phụ nữ trong phát triển nghề truyền thống

Thứ sáu, 06/12/2019 18:36
(ĐCSVN) – Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp, khởi nghiệp góp phần quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua, các cấp Hội phụ nữ Đông Anh (Hà Nội) đã thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Phát huy thế mạnh địa phương

leftcenterrightdel

Việc phát huy lợi thế của các làng nghề truyền thống

đã giúp nhiều phụ nữ khởi nghiệp thành công. 

Hiện trên địa bàn huyện Đông Anh có trên 12.000 hộ sản xuất, kinh doanh với nhiều ngành nghề đa dạng trong đó có 2 làng nghề truyền thống: Đồ gỗ mỹ nghệ xã Vân Hà và Đậu làng chài xã Võng La.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp, khởi nghiệp góp phần quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua với các cấp Hội phụ nữ Đông Anh đã thường xuyên quan tâm đến công tác hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Trong đó đặc biệt quan tâm phát huy lợi thế và tiềm năng của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho phụ nữ đóng góp nhiều hơn vào kinh tế địa phương.

Năm 2018 là năm đầu tiên triển khai đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nhưng đã nhận được sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, sự hưởng ứng tích cực từ phía cán bộ, hội viên, cá nhân, tập thể, hộ sản xuất, kinh doanh bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025” do Chính phủ phát động, Hội Phụ nữ huyện Đông Anh đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai tới 100% cơ sở Hội theo lộ trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho phụ nữ, tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, gặp mặt doanh nghiệp, các hộ kinh doanh... để trang bị kiến thức, kinh nghiệm, bồi đắp ý tưởng kinh doanh, định hướng nghề nghiệp cho phụ nữ có khả năng, điều kiện khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh.

Hội cũng tập trung quan tâm đến đối tượng khởi nghiệp sẽ gồm cán bộ, hội viên, phụ nữ hoặc một nhóm phụ nữ có ý tưởng và khả năng kinh doanh. Trong định hướng khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, Hội khuyến khích phụ nữ tại các làng nghề truyền thống, tổ dân phố: Vân Hà, Võng La, Đông Hội, Thị Trấn… thực hiện các ý tưởng kinh doanh phù hợp với điều kiện và tuân thủ quy định pháp luật như: làm chủ các dịch vụ kinh doanh, thương mại như siêu thị, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh rau sạch, thức ăn sẵn, cửa hàng tạp hóa, mỹ phẩm.

Với phụ nữ tại các xã có sản phẩm nông sản nổi tiếng tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng liên kết để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm như: Gạo nếp cái hoa vàng; Rau sạch; Rau an toàn; Bún (Mạch Tràng); Đậu làng chài; Cam canh…tạo ra các sản phẩm và bán ra thị trường để có thu nhập, khai thác tiềm năng du lịch ở những nơi có điều kiện (Thụy Lâm; Cổ Loa; Vân Hà).

Các cấp Hội tiếp tục duy trì và phát triển mô hình tổ liên kết làm chổi tre, chổi chít tại xã Đông Hội với trên 50 thành viên tham gia, có thu nhập ổn định từ 3,5-4 triệu đồng/tháng. Nhiều gương phụ nữ khởi nghiệp thành công đã được phát hiện, khen thưởng kịp thời; nhiều mô hình khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ được nhân rộng trên địa bàn, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Tìm nguồn lực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

leftcenterrightdel

Mô hình kinh tế hộ gia đình được các cấp hội chú trọng triển khai .

Để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN huyện Đông Anh đã phối hợp với phòng Tài chính, phòng Kinh tế huyện tổ chức 12 buổi tập huấn, triển khai đề án, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp tại buổi sinh hoạt Hội cho trên 2.650 cán bộ, hội viên, cá nhân tập thể, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, xây dựng 3 mô hình điểm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp... 

Cùng với đó, Hội LHPN nữ Đông Anh đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn... để mở rộng và nâng cao chất lượng, quản lý tốt các nguồn vốn  hỗ trợ phụ nữ vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đến nay đã có trên 2.500 hộ được vay vốn với số tiền 49 tỷ 968 triệu đồng để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế tăng thu nhập, trong đó có hơn 82 hộ sản xuất kinh doanh, mở cửa hàng.

Mặt khác, các cấp Hội Phụ nữ đã đẩy mạnh tuyên tuyền, tư vấn chủ trương, chính sách về đào tạo nghề cho 1.250 lao động tại phiên giao dịch việc làm; phối hợp tổ chức 15 lớp đào tạo nghề cho 370 phụ nữ; tranh thủ chương trình, đề án để đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho phụ nữ tại các đơn vị có nghề truyền thống, như tổ chức lớp cho 35 lao động về nghề mỹ nghệ tại Vân Hà sau đó hướng dẫn khởi sự kinh doanh, hướng nghiệp cho các học viên; nghiên cứu, khảo sát khả năng, nhu cầu của phụ nữ và khai thác các nguồn lực hỗ trợ để vận động xây dựng, thành lập các loại hình hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm.

Các cấp Hội Phụ nữ huyện Đông Anh cũng đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, nâng cao năng lực và chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp nữ; vận động phụ nữ tham gia hội thi ý tưởng “Phụ nữ khởi nghiệp” và “Ngày Phụ nữ sáng tạo” năm 2018-2019 nhằm phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần tự chủ của phụ nữ trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để khởi nghiệp. 

TL
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực