Hội nghị toàn thể Xứ uỷ Nam Kỳ đề ra nhiệm vụ tiếp tục lãnh đạo phong trào dân sinh, dân chủ

Thứ ba, 17/09/2019 14:58
Từ đầu năm 1939, Mặt trận Dân chủ Đông Dương hình thành ở từng bộ phận và tiếp tục quá trình đi tới thống nhất trên phạm vi toàn Đông Dương. Tuy Chính phủ Lêông Bơlum (Léon Blum) ngày càng ngả sang phía hữu, các thế lực phản động thuộc địa bắt đầu đàn áp phong trào cách mạng, song phong trào đấu tranh dân sinh, dân chủ ở Nam Kỳ vẫn liên tiếp nổ ra.
Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ
(Tranh vẽ-Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Trước tình hình đó, từ ngày 5 đến ngày 7-2-1939, Xứ uỷ Nam Kỳ triệu tập cuộc Hội nghị toàn thể ở Sài Gòn nhằm kiểm điểm tình hình đảng bộ, tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng tiến lên.

Thời gian này, Nam Kỳ có một Ban Chấp uỷ chỉ đạo vùng Sài Gòn - Chợ Lớn và bốn uỷ ban liên tỉnh: Liên tỉnh Gia Định, Liên tỉnh Mỹ Tho, Liên tỉnh Cần Thơ, Liên tỉnh Long Xuyên. Những tổ chức này tập hợp 150 chi bộ với 1.089 đồng chí, 33.469 "tranh đấu”, 24.021 quần chúng và hội viên. Ngoài ra, còn có tổ chức Uỷ ban “Cao su” của Đồn điền Lộc Ninh (Thủ Dầu Một) có 21 đảng viên và Chi bộ Lộc Ninh với 6 đảng viên, 2.500 quần chúng.

Liên tỉnh Gia Định gồm các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hoà, Tây Ninh, Bà Rịa, Vũng Tàu.

Liên tỉnh Mỹ Tho gồm : Mỹ Tho, Bến Tre, Tân An, Trà Vinh.

Liên tỉnh Cần Thơ gồm: Cần Thơ, Phước Long (Rạch Giá), Bạc Liêu, Sóc Trăng và Vĩnh Long.

Liên tỉnh Long Xuyên gồm: Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, Sa Đéc.

Xứ uỷ Nam Kỳ đã ra 16 quyết định về nhiệm vụ trong thời gian tới, trong đó có những vấn đề như phát triển Đảng, tổ chức các cơ quan huấn luyện, hợp pháp hoá các hội quần chúng, đổi tên Đoàn “Thanh niên Tân tiến" thành “Thanh niên Dân chủ”, đòi chính quyền mở rộng chế độ đi bầu Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ.

Sau Hội nghị, các cấp bộ đảng nhanh chóng triển khai Nghị quyết của Xứ uỷ xuống các địa phương.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.630-631, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực