Báo Thanh niên - cơ quan Trung ương của Việt Nam cách mạng thanh niên

Thứ sáu, 23/08/2019 17:28
Báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo làm nhiệm vụ tuyên truyền tôn chỉ và mục đích của Việt Nam cách mạng thanh niên, trình bày một số vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam, về lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Báo Thanh niên viết bằng tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Số đầu tiên ra mắt vào ngày 21-6-1925. Từ đó cho đến tháng 4-1927, báo do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách và ra được 88 số. Sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ đã kế tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số.

“Thanh Niên" - tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam

Trong 88 số đầu, Báo Thanh niên tập trung vào giáo dục lòng yêu nước, khơi sâu chí căm thù của nhân dân ta đối với đế quốc và phong kiến tay sai, đồng thời giới thiệu Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xô viết. Từ số 89 trở đi, báo bắt đầu nêu lên những nguyên lý cơ bản về xây dựng Đảng kiểu mẫu, về nhu cầu phải thành lập chính đảng cộng sản ở nước ta, về phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam.

Báo in tại Quảng Châu, từ số 89 trở đi, trụ sở báo chuyển về Thượng Hải. Một số lượng lớn Báo Thanh niên được bí mật đưa về nước cũng như tới các trung tâm phong trào yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Với nội dung ngắn gọn, thể loại đa dạng, lời văn giản dị, trong sáng, báo đã góp phần giáo dục về đạo đức cách mạng, tinh thần hy sinh cho cách mạng và tư tưởng cách mạng triệt để của giai cấp công nhân

Báo Thanh niên đánh dấu sự ra đời báo chí cách mạng Việt Nam, là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt do người Việt Nam viết để phục vụ sự nghiệp giải phóng của người Việt Nam, nói lên ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Báo giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vạch rõ con đường cứu nước chân chính của dân tộc Việt Nam. Báo Thanh niên vừa là người tuyên truyền, cổ động tập thể, vừa là người tổ chức tập thể và nó góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Tham khảo thêm tài liệu TẠI ĐÂY

Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực