Đoàn Khảo sát Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại tỉnh Sóc Trăng

Thứ ba, 23/05/2023 15:12
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, công tác tổ chức triển khai, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Quá trình triển khai thực hiện đã tạo được sự đồng thuận cao, huy động được sự tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Ngày 23/5, Đoàn Khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành khảo sát kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” tại Sóc Trăng.

Đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội Nghị. 

Chủ trì cuộc làm việc có các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng; Lâm Tấn Hoà, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng.

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sóc Trăng, sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, công tác tổ chức triển khai, quán triệt, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt. Quá trình triển khai thực hiện đã tạo được sự đồng thuận cao, huy động được sự tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; nâng cao nhận thức của cấp ủy, đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên về vị trí, vai trò công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tổng chi ngân sách cho giáo dục hằng năm bảo đảm so với yêu cầu tối thiểu 20% tổng chi ngân sách tỉnh, trong đó một số đơn vị, địa phương mạnh dạn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục từ 30% đến 46% ngân sách địa phương; cơ cấu chi đáp ứng yêu cầu thực tiễn để nâng cao chất lượng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đến nay, theo Luật Giáo dục 2019, tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ quản lý là 100%; tỷ lệ đạt chuẩn của giáo viên là 81,68%, trong đó cấp mầm non đạt 77,9%, cấp tiểu học đạt 76,05%, cấp trung học cơ sở đạt 84,70%, cấp trung học phổ thông đạt 100%. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 372/463 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 80,35% (tăng 240 trường so với năm học 2012 - 2013).

Bên cạnh thuận lợi, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh gặp phải những khó khăn như: Cơ sở vật chất các trường được đầu tư chưa đồng bộ, một số địa phương không đủ phòng học để đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày; việc huy động các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều khó khăn; tình trạng thừa, thiếu cục bộ, nhất là thiếu giáo viên mầm non; công tác tuyển dụng giáo viên còn gặp nhiều khó khăn; chất lượng giảng dạy của một số giáo viên chưa cao; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến nhà trẻ đạt thấp; công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa mang lại hiệu quả cao…

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, tỉnh Sóc Trăng nêu một số kiến nghị, đề xuất như: Ban hành chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo; chính sách về tuyển dụng đội ngũ nhà giáo; chính sách bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động; chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương ban hành khung giá thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu, để làm cơ sở lập dự án mua sắm thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp học; ban hành các văn bản điều chỉnh giảm số lượng học sinh trên lớp; ban hành các hướng dẫn về thực hiện chính sách cho giáo viên dạy liên trường; hướng dẫn cụ thể việc in ấn, phát hành tài liệu giáo dục địa phương thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tiếp tục thực hiện các đợt bồi dưỡng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa...

 Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: CM)

Kết quả thực hiện Kết luận số 49/KL-TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh như sau: Công tác phối hợp, công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, nhiệt tình ủng hộ, kịp thời hỗ trợ; tính từ năm 2019 đến nay, đã vận động trên 190 tỷ, trao trên 500.000 suất học bổng, góp phần rất lớn cho công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh trong thời gian qua. Công tác phân luồng học sinh bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực; số học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng dần qua các năm; điển hình trong giai đoạn 2012 - 2022, tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh bình quân đạt 7,42%/năm.

Từ năm 2013 đến 2022, số giáo viên trẻ và học sinh được kết nạp Đảng là 5.429 đảng viên (bình quân mỗi năm trên 540 người). Nhờ vào sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân các em học sinh, số học sinh lớp 12 đủ điều kiện, được kết nạp đảng tăng hằng năm.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhìn chung, việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giúp giáo viên chủ động trong việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục, giảng dạy và quản lý. 

Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận những kết quả đạt được của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Sóc Trăng trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục và đào tạo. Tỉnh ủy đã rất quan tâm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; quan tâm bố trí các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

Theo đồng chí Vũ Thanh Mai, nhờ sự quan tâm đó, hệ thống, quy mô mạng lưới trường lớp học ở địa phương đã được củng cố và phát triển phù hợp với phân bổ dân cư và địa hình của tỉnh. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học được duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng, chất lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Đồng chí Vũ Thanh Mai mong rằng giáo dục Sóc Trăng tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, vùng Đồng bằng sông Cửu long và đất nước, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng./.

CM

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực