Lan tỏa và phát triển ẩm thực Đà Nẵng trong thời kỳ mới

Chủ nhật, 03/07/2022 17:19
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Đại hội thành lập Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực thành phố Đà Nẵng (DCCA) không chỉ là tâm huyết của Ban vận động Hiệp hội mà còn là mong mỏi của chính quyền cùng cộng đồng về sứ mệnh góp phần phát triển nền văn hóa ẩm thực thành phố Đà Nẵng có bản sắc, đa dạng, chất lượng và lan tỏa như một thương hiệu lớn...

Ngày 2/7, tại Đà Nẵng, Đại hội DCCA lần thứ I nhiệm kỳ 2022-2027 đã chính thức diễn ra. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 21 người với 1 Chủ tịch, 3 Phó Chủ tịch, 1 Tổng Thư ký và 8 Ủy viên Thường vụ. Đồng thời, Đại hội cũng bầu Ban Kiểm tra gồm 3 người. Ông Lý Đình Quân được bầu làm Chủ tịch DCCA.

Đoàn đại biểu Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) chúc mừng Đại hội (Ảnh: PV) 

Nhận thức được tiềm năng và lợi thế của Đà Nẵng trong việc bảo tồn và phát triển Văn hóa Ẩm thực Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung cho giai đoạn phát triển kinh tế mới, các thành viên ban vận động trong đó ông Lý Đình Quân với vai trò Trưởng ban đã xúc tiến thành lập Hiệp hội văn hóa ẩm thực thành phố Đà Nẵng. Qua thời gian nỗ lực cố gắng, Hiệp hội đã được Chủ tịch UBND thành phố ký quyết định thành lập số 717/QĐ-UBND vào ngày 15/03/2022 công nhận với tên gọi Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực TP Đà Nẵng.

Phát biểu tại sự kiện, ông. Lê Tân, Phó Chú tịch, Tổng Thư ký, đại diện VCCA khẳng định: TP. Đà Nẵng là một trong những địa danh nằm  trong chuỗi giá trị lịch sử con đường di sản văn hóa Thế giới trong đó có Văn hóa Ẩm thực. Chính vì vậy sự ra đời của DCCA sẽ đáp ứng kỳ vọng và mong muốn của người yêu văn hóa ẩm thực. Theo Điều lệ VCCA với sứ mệnh "Truy tầm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển bền vững" nền văn hóa ẩm thực Việt Nam trong đó có Đà Nẵng, trước mắt ngoài các hoạt động chuyên ngành, DCCA còn xây dựng lộ trình  phối hợp với HHVHAT Thừa Thiên Huế và các Sở, ngành chức năng tại Miền Trung tham gia thực hiện dự án 100 món Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam và dự án Xây dựng Văn hóa Ẩm thực Việt Nam là thương hiệu Quốc gia. Sự ra đời đúng lúc của DCCA sẽ là tiền đề cho việc tương tác với ngành Du lịch và các ngành chức năng tại Đà Nẵng cùng phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế -xã hội nói chung da dạng, đúng hướng và bền vững.

Trong kế hoạch thực hiện sứ mệnh của mình, DCCA mong muốn bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực dựa trên nền tảng tạo bản sắc, chất lượng và lan tỏa gắn với phát triển thương hiệu thành phố Đà Nẵng, góp phần cho phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững.

Mô hình hoạt động của Hiệp hội có các yếu tố mới khác biệt, trong đó phải kể đến sự liên kết của 3 nhóm nguồn lực : Nhóm nghệ nhân, đầu bếp và tài năng ẩm thực, Nhóm văn hóa, nghiên cứu, giáo dục, khoa học công nghệ và Nhóm doanh nhân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, giá trị thương mại, giúp bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực đạt hiệu quả.

 Ẩm thực Đà Nẵng cũng đa dạng và phong phú vô cùng (Ảnh: PV)

Về phương hướng hoạt động, Hiệp hội tập trung các hoạt động liên quan đến:

Công tác nhân sự đảm bảo thu hút được các nguồn nhân lực chất lượng và cần thiết từ 3 nhóm nguồn lực trên nền tảng phát triển văn hóa và xây dựng các mối liên kết hợp tác hiệu quả, sử dụng các nhân lực chất lượng cao.

Tìm kiếm, tổng hợp, phân tích, đánh giá và tiêu chuẩn hóa các món ăn tinh hoa của thành phố Đà Nẵng gắn với văn hóa, lịch sử của thành phố, phong tục tập quán của người dân địa phương.

Hướng đến việc xây dựng lực lượng đội ngũ nghệ nhân, các tài năng văn hóa ẩm thực phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Phát triển lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp và khởi nghiệp về văn hóa ẩm thực để tạo sức mạnh về kinh tế, tạo cơ hội cho người dân, doanh nghiệp khai thác được tài nguyên, giá trị tinh hoa bản địa.

Liên kết hợp tác các vùng văn hóa ẩm thực miền Trung, tạo ra các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch, ẩm thực, nông nghiệp, gia tăng sức mạnh cạnh tranh cho nền văn hóa ẩm thực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.

Có thể thấy, Việt Nam có kho tàng trầm tích văn hóa ẩm thực với 3.000 món ăn, mang trên mình dòng chảy đặc sắc giá trị lịch sử dân tộc hàng nghìn năm. Trong đó, Đà Nẵng vùng đất nằm trên con đường di sản văn hóa ẩm thực miền Trung. Giữa giao lộ của 2 vùng văn hóa Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng hội tụ các giá trị tinh hoa của văn hóa thời đại, có nhiều cơ hội mới đột phá khi vận nước đang ngày càng thăng hoa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Văn hóa ẩm thực Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để lan tỏa và phát triển trong thời kỳ mới./.

 

 

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực