Bình Định: Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Thứ tư, 26/07/2023 09:45
(ĐCSVN) - UBND tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch với nhiều phương án, giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao, đối với dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, năm 2022 và 2023, Trung ương phân bổ trên 22,5 tỷ đồng và ngân sách tỉnh đối ứng gần 1,7 tỷ đồng. Hiện tại, UBND tỉnh đã phân bổ danh mục chi tiết để UBND các huyện và Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch triển khai thực hiện 10 danh mục công trình văn hóa trên địa bàn.

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Định đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân. 

Theo đó, năm 2022, tỉnh Bình Định đã thực hiện bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, xây dựng sản phẩm du lịch; tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể, truyền dạy nghiệp vụ về du lịch cho nhiều đối tượng liên quan; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, như cải tạo Nhà Văn hóa xuống cấp, xây dựng tường rào, cổng ngõ, nhà vệ sinh, sân bê tông tại các huyện Tây Sơn, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh, Vĩnh Thạnh…

Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Định cũng ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới các tầng lớp nhân dân.

Bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch tại Bình Định. (Ảnh minh họa: vov.vn) 

Trước mắt, tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn để khai thác, xây dựng thành sản phẩm phát triển du lịch; đồng thời hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận.

Ngành Văn hóa phối hợp với các địa phương tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một như các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thống, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống... Ngành xây dựng mô hình trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa đặc thù các dân tộc thiểu số, mô hình bảo vệ văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số; mô hình xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số; mô hình di sản kết nối, gắn với hành trình du lịch di sản để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số có di sản tương đồng…

Các địa phương đã đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nội dung xuất bản sách, đĩa phim tư liệu về văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số, cấp phát cho bà con. Một số địa phương đã gắn phát triển du lịch với phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Đống Đa ở Tây Sơn Bình Định, Lễ hội Chùa Ông núi ở huyện Phù Cát, Lễ hội Chùa Bà nước mặn hay Lễ hội làng rèn Tây Phương Danh, ở thị xã An Nhơn…/.

T.H

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực