Theo đó, có 7 đối tượng theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chủ thể người đồng bào Bana, Chăm H’roi, H’rê, cụ thể: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết.
|
Bình Định kiểm kê di sản văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số. |
Đồng thời kiểm kê nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác; tập quán xã hội, bao gồm: Luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống; tri thức dân gian, bao gồm: Tri thức về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.
Phạm vi kiểm kê được tổ chức, triển khai thực hiện trên các huyện: An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Vân Canh, Vĩnh Thạnh. Nguồn kinh phí thực hiện từ sự nghiệp Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 - 2025.
|
Việc kiểm kê nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa truyền thống. |
Việc kiểm kê di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiêu biểu lần này nhằm nhận diện và xác định giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS Bana, Chăm H’roi, H’rê hiện đang cư trú tại các huyện An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh; nghiên cứu, lựa chọn di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa truyền thống; khuyến khích cộng đồng bảo vệ di sản văn hóa truyền thống và khai thác để phát triển du lịch, góp phần bảo tồn, lưu giữ di sản.