Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc

Thứ tư, 11/10/2023 20:01
(ĐCSVN)- Ngày 11/10, tại Công viên tượng đài Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang đã diễn ra Lễ dâng hương tuỏng niệm 155 năm Anh hùng dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 - 2023) và đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc giao lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực.
 Đông đảo nhân dân về dâng hương tại tượng đài Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sáng 11.10

 

Đúng 7 giờ chương trình lễ dâng hương được bắt đầu, mở đầu là tiết mục hát múa và trống hội ca ngợi công đức AHDT Nguyễn Trung Trực. AHDT Nguyễn Trung Trực sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Tên thật của Ông là Nguyễn Văn Lịch, còn gọi là Quản Lịch, Quản Chơn. Với lòng yêu nước nồng nàn, người thanh niên dân chài Nguyễn Trung Trực đã tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định hoạt động ở vùng Gò Công. Năm 1861, Ông trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân khi tuổi đời còn rất trẻ (23 tuổi); lãnh đạo nghĩa quân lập chiến công vang dội, đốt cháy và làm chìm tàu Espérance của quân Pháp trên sông Nhựt Tảo.

Ngày 16.6.1868, AHDT Nguyễn Trung Trực tổ chức đánh úp và làm chủ tại đồn Kiên Giang trong một tuần lễ; đã diệt toàn bộ quân địch và tên Chủ tỉnh. Chiến thắng rất hiển hách, đã làm quân Pháp bàng hoàng. Tuy nhiên sau đó, quân Pháp tập trung lực lượng từ Vĩnh Long kéo về chiếm lại đồn, trấn áp nghĩa quân. Do lực lượng so sánh quá chênh lệch, AHDT Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân rút về Hòn Chông, sau đó ra Phú Quốc. Quân Pháp lại đưa quân ra tấn công Phú Quốc; khống chế, khủng bố nhân dân trên đảo, quyết tiêu diệt nghĩa quân. Trong trận cuối cùng, AHDT Nguyễn Trung Trực bị giặt bắt, chúng đã dùng hết lời khuyến dụ, mua chuộc nhưng không thể nào khuất phục được Ông. Ông đã khẳng khái nói trước quân thù: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”; thể hiện mạnh mẽ ý chí, quyết tâm chống xâm lược của cả dân tộc ta!

Mỗi lần tổ chức lễ hội là mỗi dịp để bày tỏ lòng tưởng nhớ, ghi ơn; luôn tự hào với gương hy sinh oanh liệt của AHDT Nguyễn Trung Trực. Cầu mong cho quê hương, đất nước luôn được “Quốc thái, dân an”, cuộc sống của nhân dân ngày càng được ấm no - hạnh phúc; đặc biệt, nhắc nhở nhau luôn đoàn kết, tương trợ trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của bao lớp tiền nhân, của AHDT Nguyễn Trung Trực.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc giao lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyện Thanh Nhàn cùng đại diện TP. Rạch Giá, Sở Văn hóa và Thể thao, đình Nguyễn Trung Trực. 

Vào lúc 19 giờ cùng ngày 11.10 diễn ra lễ khai mạc đêm hội hoa đăng cầu cho quốc thái dân an tại bến thả hoa đăng đường Nguyễn Công Trứ, phường Vĩnh Thanh TP. Rạch Giá. Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực năm 2023 sẽ kết thúc các hoạt động hết ngày 12.10.2023.

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc giao lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực cho Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn cùng đại diện TP. Rạch Giá, Sở Văn hóa và Thể thao, đình Nguyễn Trung Trực

Trước đó, tối 10.10, tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực – Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và chương trình nghệ thuật kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023).

Di tích lịch sử Mộ và Đình Nguyễn Trung Trực tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (loại hình lưu niệm danh nhân) theo Quyết định số 191-VH/QĐ ngày 22.3.1988 của Bộ Văn hóa.

Di tích là công trình lưu niệm Nguyễn Trung Trực, gồm đình thờ và mộ của ông. Đình thờ vốn là một miếu thờ thần Nam Hải (cá Ông) và Thành hoàng bổn cảnh làng Vân Tập. Từ ngày Nguyễn Trung Trực bị giặc Pháp hành hình ngày 27.9.1868, dân làng bí mật xây dựng lại miếu thành đình thờ để thờ Nguyễn Trung Trực. Đình đã trải qua một số lần tu sửa lớn vào năm 1881, năm 1964, năm 1986, năm 2000, năm 2014.

Sự kiện đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực là niềm tự hào lớn của người dân địa phương, trở thành cơ sở và động lực quan trọng để chính quyền, người dân tiếp tục đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

 

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực