Ra mắt Bảo tàng tư nhân Hoàng cung triều Nguyễn và Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam

Chủ nhật, 16/06/2024 17:03
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN)- Bảo tàng tư nhân Hoàng cung triều Nguyễn và Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam thuộc hệ thống Bảo tàng tư nhân Đỗ Hùng vừa được ra mắt hôm 15/6 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thủ vị gắn liền. 

Chia sẻ về lý do thành lập các bảo tàng, ông Đỗ Hùng, Giám đốc Bảo tàng bày tỏ: “Đến thời điểm này, tôi không còn là một nhà sưu tầm, hay một người thường thức cổ vật nữa. Tôi đặt mình là một người có sứ mệnh phải giữ gìn, phát huy bằng cách giới thiệu các cổ vật ra công chúng. Chính vì vậy tôi thành lập Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn".

Với hơn 30 năm sưu tập và nghiên cứu cổ vật, ông Đỗ Hùng cảm nhận được mỗi cổ vật đều chứa đựng nhiều yếu tố về nghệ thuật, lịch sử cùng những câu chuyện thủ vị gắn liền.

Ông Đỗ Hùng cho biết ông và ê kíp mất hơn 6 tháng để thi công thực hiện hai bảo tàng này. Chi phí đầu tư ban đầu hơn 15 tỉ đồng.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn là hai bảo tàng tư nhân nằm trong hệ thống Bảo tàng Đỗ Hùng, tọa lạc tại số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM. Trong đó, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam đặt tại tầng trêt, còn Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn đặt tại tầng 8 và tầng 9 tòa nhà.

Theo đó, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam trưng bày hiện vật gồm các bộ trang sức, trang phục dụng cụ chế tác trang sức… thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tín ngưỡng, phong tục tập quán... của 54 dân tộc Việt Nam, được đặt tại tầng trệt.

Ông Đỗ Hùng cho biết thêm: “Hơn 100 năm qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện các công trình nghiên cứu về sự đa dạng văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt như tín ngưỡng, tập quán, sinh hoạt, nhà ở, lễ hội, ẩm thực và nghệ thuật đặc trưng.

Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam ra đời với các hiện vật gốc và trang sức có niên đại hơn 2.500 năm trước. 

Chính vì sự đa dạng phong phú ấy, Bảo tàng Trang sức 54 dân tộc Việt Nam ra đời với các hiện vật gốc và trang sức có niên đại hơn 2.500 năm trước đến thế kỷ 20 của 54 dân tộc Việt Nam. Mục đích là giới thiệu, phản ánh 54 sắc thái văn hóa đan xen, sống động, mỹ lệ và đa dạng hội tụ của các dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế".

Còn Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn trưng bày những hiện vật của hoàng tộc nhà Nguyễn, từ những món đồ trang sức, thú vui của hoàng tử, công chúa thưởng nhật cho đến những món đồ giá trị hơn, phục vụ cho việc vận hành triều chính.

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, tồn tại trong 143 năm, được thành lập sau khi Nguyễn Ánh (vua Gia Long) lên ngôi hoàng năm 1802 và vua Bảo Đại thoái vị năm 1945.

Hàng ngàn cổ vật trưng bày trong hai bảo tàng được ông Đỗ Hùng sưu tầm và mua lại từ nhiều nguồn khác nhau. Những hiện vật quý giá thường được người nước ngoài sở hữu, ông phải mua đầu giá chủ yếu từ Pháp.

Đặc biệt, trong lần ra mắt bảo tàng này, có những cổ vật của vua Kiến Phúc (trị vì năm 1883-1884) vừa được ông Hùng đấu giá từ Pháp về được trưng bày trong Bảo tàng Hoàng cung Triều Nguyễn.

DB

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực