Cần có sự chung tay đồng bộ từ nhiều ngành trong quản lý chất lượng không khí

Thứ hai, 31/07/2023 16:30
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) – Nếu muốn cải thiện chất lượng không khí, cần có sự hợp tác của các ngành, nếu chỉ một số ngành thì không giải quyết được. Bởi vậy, cần có sự nỗ lực và hành động đồng bộ từ nhiều ngành trong quản lý chất lượng không khí.
 Việc đốt rơm rạ tại các khu vực ngoại thành Hà Nội gây ra ô nhiễm bầu không khí . Ảnh: BL

 Thông tin trên được ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết tại Tọa đàm “Quản lý Chất lượng không khí: Công cụ tổng thể kiểm soát giảm thiểu ô nhiễm”, do Báo Tiền Phong phối hợp Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức mới đây.

Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề quản lý chất lượng không khí, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Như chúng ta đều biết, vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu xuất phát từ các ngành dịch vụ, công nghiệp, giao thông…

Việt Nam là nước đang phát triển, mục tiêu hiện tại của chúng ta vẫn là trở thành đất nước công nghiệp. Từ thực tế đó, rõ ràng là các nguồn phát thải nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng theo đà tăng lên. Từ đó, công tác quản lý chất lượng không khí cũng khó khăn theo.

Ngoài quản lý, kiểm soát chất lượng không khí, chúng ta cần phải chuyển đổi sang các ngành công nghiệp thân thiện môi trường.

Bên cạnh đó, nước ta đang tiếp nhận các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng. Các ngành sử dụng năng lượng hoá thạch là chủ yếu, dẫn đến phát thải tăng.

Bởi vậy, cần có nỗ lực và hành động đồng bộ từ nhiều ngành trong quản lý chất lượng không khí.

“Nếu muốn cải thiện chất lượng không khí, cần có sự hợp tác của các ngành, nếu chỉ một số ngành thì không giải quyết được. Ngoài ra, đây không chỉ là vấn đề ở trung ương, mà còn cần sự góp sức ở địa phương nữa”, ông Nam cho hay

Theo ông Lê Hoài Nam, ngoài quản lý, kiểm soát tốt chất lượng không khí, chúng ta cần phải chuyển đổi sang các ngành công nghiệp thân thiện môi trường. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi nguồn lực, khoa học công nghệ và nhân lực rất lớn. Do điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay, đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế.

“Với tình hình hiện tại, chúng ta điều kiện đến đâu thì cung cấp nguồn lực đến đó. Đây không phải là câu chuyện ngày một, ngày hai. Như nước láng giềng của chúng ta cũng cần đến hàng chục năm và đầu tư nguồn lực rất lớn cho quá trình cải thiện chất lượng không khí”, ông Nam chia sẻ./.

Khôi Nguyên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực