Hậu Giang nhiều mô hình giải quyết việc làm cho phụ nữ nghèo

Thứ tư, 29/11/2023 14:07
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Hiện, toàn tỉnh Hậu Giang có 139.496 hội viên/ 219.110 phụ nữ trông độ tuổi tham gia Hội, trong đó có 6.585 hội viên đi làm ăn xa. Với mong muốn hội viên phụ nữ có việc làm ổn định, yên tâm ở lại địa phương, thời gian qua Hội LHPN các cấp tỉnh Hậu Giang đã hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia các khoa đào tạo nghề, liên kết với ngân hàng hỗ chợ vay vốn, phát triển kinh tế.
 Tổ hợp tác “Đan lục bình”  góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều phụ nữ nông thôn. (Ảnh: Báo Hậu Giang)

Cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tỉnh Hậu Giang đã chú phối hợp với các đơn vị thực hiện mở các lớp đào tạo nghề như: Đan lục bình, đan dây nhựa, tre, may công nghiệp, uốn tóc, nấu ăn,… phù hợp nhu cầu, sở thích của chị em, vừa có thể cung ứng lao động cho các công ty, doanh nghiệp, vừa có thể tự tạo việc làm, tạo thu nhập cho gia đình hội viên. Nhờ đó, góp phần quan trọng giúp hội viên, phụ nữ giải quyết việc làm tại chỗ, được sự đồng tình, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền, các ngành, hưởng ứng.

Với giải pháp căn cơ, đào tạo nghề theo đặt hàng, kết hợp giải quyết đầu ra cho chị em sau học nghề, hỗ trợ vốn khởi nghiệp ban đầu, Hội LHPN huyện Vị Thủy đã phối hợp giải quyết việc làm cho 308/475 chị được đào tạo nghề, mức thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/tháng; hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho 32 chị tổng số tiền trên 1 tỷ, góp phần tăng số lượng phụ nữ trong độ tuổi lao động.

Tại Thành phố Vị Thanh, từ đầu năm đến nay, Hội đã phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và xã hội tổ chức 15 lớp dạy nghề với 375 chị em, 80% chị em sau học nghề đều tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm, thu nhập ổn định. Chị Võ Thị Bích Thủy ở khu vực 6, phường IV, chia sẻ: Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, tôi sống bằng nghề đi làm thuê làm mướn. Được hỗ trợ học nghề do Hội phụ nữ phường mở dạy nấu ăn miễn phí nên chị đã mạnh dạn đăng ký, sau 30 ngày học, tôi biết nấu các món,cắt tỉa hoa quả, trưng bày món ăn đẹp mắt, cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm tươi ngon… có tay nghề chị mạnh dạn mở xe bán bánh mì, nhờ đó cuộc sống gia đình đã cải thiện hơn trước, không còn phải cảnh đi làm mướn xa nhà, vừa có thu nhập ổn định vừa chăm lo con cái học hành chu đáo.

Tổ hợp tác “Đan lục bình” ở ấp 3 do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ thành lập vào năm 2022, đã và đang góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều phụ nữ nông thôn trong lúc nhàn rỗi.

Tổ hợp tác “Đan lục bình” do bà Bùi Kim Thông làm tổ trưởng và trực tiếp hướng dẫn mọi người cách đan sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lục bình. Theo bà Thông, nghề này thu nhập tương đối ổn định, có thể làm bất cứ lúc nào khi có thời gian. “Các sản phẩm tạo ra từ lục bình đều đơn giản, không cầu kỳ cách đan, nhưng đòi hỏi người đan phải chịu khó, tỉ mỉ”, bà Thông cho biết.

Lúc đầu thành lập, Tổ hợp tác “Đan lục bình” chỉ có 10 thành viên là chị em phụ nữ ở ấp 3. Tuy nhiên, sau khi thấy nghề đan lục bình dễ làm và kiếm thêm nguồn thu nhập đáng kể trong lúc nhàn rỗi, nên thời gian gần đây, nhiều chị em phụ nữ ở ấp 3 và một số ấp lân cận chủ động tham gia, đến nay, có gần 50 chị em là thành viên tổ hợp tác này.

“Qua giới thiệu từ người quen, tổ hợp tác ngày càng được nhiều chị em biết tới. Nhưng chỉ cần muốn học là tôi sẽ hướng dẫn cụ thể, không nhất thiết là người địa phương. Thực ra, tôi biết đến nghề này cũng nhờ được người đi trước chỉ dẫn cho. Do đó, khi chị em nào nhàn rỗi hay chưa có công việc ổn định, mà muốn có thu nhập để trang trải cuộc sống gia đình, tôi sẽ dạy nghề hoàn toàn miễn phí”, bà Thông tâm sự.

Mỗi sản phẩm chị em làm ra có giá khoảng 20.000 đồng. Tùy theo thời gian, công sức mà số lượng sản phẩm đan được trong ngày giữa mỗi người sẽ khác nhau, nhưng chung quy lại, các chị vẫn có thể kiếm được khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng. Hằng tuần, tổ hợp tác đan gia công từ 800 - 1.000 sản phẩm. Dựa trên yêu cầu đặt hàng, bà Thông sẽ đứng ra thu gom và giao đúng định kỳ với đối tác thu mua.

Nhờ có giải pháp căn cơ để “giữ chân” chị em, số chị em phụ nữ đi làm ăn xa giảm, tỷ lệ tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt thường xuyên trên địa bàn tỉnh nâng lên đáng kể, hiện tỉnh có 71/75 cơ sở Hội có tỷ lệ thu hút hội viên từ 60% trở lên./..

Đức Minh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực