Quản lý rác thải nhựa: Mục tiêu cụ thể từ kinh nghiệm các nước trên thế giới

Thứ tư, 21/08/2024 09:08
(ĐCSVN) - Ô nhiễm rác thải để lại nhiều hệ lụy đến kinh tế - xã hội và môi trường, là một trong những vấn đề cần giải quyết mang tính toàn cầu.
Từ kinh nghiệm thế giới
Sáng kiến “Đô thị giảm nhựa” của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF), kêu gọi các thành phố cam kết thực hiện mục tiêu giảm ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) theo tầm nhìn “Không còn RTN trong thiên nhiên” và phát triển, phổ biến các thực hành về giảm RTN tốt nhất, đạt mục tiêu có 1.000 Đô Thị Giảm Nhựa vào năm 2030 trên toàn thế giới.

 Ảnh minh họa (Nguồn Internet) 


Để thực hiện mục tiêu, các quốc gia trên thế giới đã ban hành nhiều biện pháp cấp quốc gia nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải. 
 
 Nhiều nước như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Úc đã tiến hành các chiến dịch truyền thông rộng rãi để nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của chất thải nhựa, đặc biệt là đối với môi trường biển.

Thành lập các tổ chức phi chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận chuyên về vấn đề này, như Ocean Conservancy, Plastic Pollution Coalition ở Mỹ, Surfers Against Sewage ở Anh.

Liên minh Châu Âu đã ban hành Kế hoạch hành động Kinh tế Tuần hoàn, với mục tiêu 100% bao bì nhựa được tái sử dụng hoặc tái chế vào năm 2030.

Nhiều nước như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã áp dụng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải.
Chính phủ Anh đã cấm sử dụng các sản phẩm nhựa một lần như ống hút, đĩa, bát, muỗng.

Một số nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển áp dụng cơ chế đặt cọc, hoàn lại tiền cho người dân khi họ mang các sản phẩm nhựa để tái chế.

Nhiều công ty lớn như Coca-Cola, PepsiCo, Unilever cam kết sử dụng nhựa tái chế và giảm thiểu sử dụng nhựa một lần.

 Liên minh Châu Âu ban hành Chỉ thị về Giảm thiểu tác động của một số sản phẩm nhựa đối với môi trường, yêu cầu các nước thành viên phải xây dựng các quy định cụ thể.

Chính phủ Trung Quốc áp dụng mức phạt nghiêm khắc đối với các cơ sở vi phạm quy định về quản lý chất thải.
Các nước Bắc Âu như Na Uy, Thụy Điển ứng dụng công nghệ AI, robot hút rác thải nhựa trên biển.

Nhiều startup tại Mỹ, Châu Âu đang phát triển các sản phẩm thay thế nhựa như bao bì, ống hút, dĩa, bát từ nguyên liệu thân thiện với môi trường.

Nhìn chung, các nước trên thế giới đang nỗ lực triển khai các chính sách, quy định và giải pháp đồng bộ để quản lý hiệu quả chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là chất thải nhựa, hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
 Mục tiêu quản lý Rác thải nhựa Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 
Thông qua nghiên cứu quản lý rác thải, rác thải nhựa tại các nước trên thế giới, Việt Nam có được những bài học kinh nghiệm, đưa ra những dự án, kế hoạch hành động, và đặt mục tiêu cụ thể cho quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung, chất thải nhựa nói riêng một cách hiệu quả và tiếp cận theo xu hướng chung.
  
Thứ nhất: Về hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý RTN đại dương

Trước bối cảnh ô nhiễm RTN đại dương đang là vấn nạn mang tính toàn cầu cần kiểm soát thì việc hoàn thiện chính sách, pháp luật quản lý rác thải nhựa đại dương là cần thiết đối với nước ta. Đặc biệt, trong xu hướng thế giới hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, việc xây dựng chính sách, pháp luật quản lý rác thải nhựa đại dương cần tạo cơ chế về khuyến khích lưu thông tài nguyên nhựa nhằm thúc đẩy việc giảm thiểu, thu gom và tái chế rác thải nhựa đại dương; cơ chế về thúc đẩy các sáng kiến xử lý vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương; cơ chế về ưu tiên phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ để quản lý RTN đại dương.

Thứ hai: Về xây dựng và triển khai Chiến lược, kế hoạch quản lý RTN đại dương

Chiến lược, kế hoạch quản lý RTN đại dương cần xây dựng cụ thể về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nguồn lực thực hiện. Đồng thời, Chiến lược, kế hoạch quản lý RTN đại dương cũng cần phát huy vai trò của các bên liên quan trong kiểm soát RTN đại dương như khu vực ngoài nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư.

Thứ ba: Về hợp tác quốc tế trong quản lý RTN đại dương

Ô nhiễm RTN đại dương là dạng ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, có tính chất toàn cầu, do vậy, cần có sự hợp tác chặt chẽ với quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, dữ liệu, phương pháp điều tra, đánh giá RTN đại dương, ứng dụng khoa học, công nghệ để quản lý. Đồng thời, hợp tác quốc tế cũng giúp chúng ta tận dụng được nguồn lực phục vụ công tác quản lý RTN đại dương ở Việt Nam./.
Xuân Lộc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực