Cụ thể, về nhà ở: 5.480 nhà bị ngập (Bạc Liêu: 596, Vĩnh Long: 4.452, Cần Thơ: 20, Sóc Trăng: 150, Bình Dương: 262). Về giao thông: 334m đường giao thông bị hư hỏng (Vĩnh Long: 75m, Bến Tre: 259m); 118.840m đường giao thông bị ngập (Vĩnh Long 118.135m, Bình Dương: 705m). Về bờ bao: 182.990m bờ bao bị tràn (Vĩnh Long: 182.340m, Bến Tre: 420m, Bình Dương: 230m); 3.522m bờ bao bị vỡ, sạt lở (Vĩnh Long: 2.511m, Trà Vinh: 794m, Cần Thơ: 15m, Bến Tre: 72m, Bình Dương: 130m). Về nông nghiệp: 2.375 ha cây ăn quả (Trà Vinh: 680, Vĩnh Long: 1.556, Bến Tre: 80, Bình Dương: 59) và 140,6 ha rau màu (Vĩnh Long) bị ngập. Về thuỷ sản: 4,2 ha ao nuôi cá (khoảng 46,05 tấn cá) bị thiệt hại (Vĩnh Long).
Người dân cùng chính quyền địa phương nỗ lực khắc
phục vỡ đê Tân Đông, xã Tân Phú, huyện Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: Đông Hà/plo.vn
Sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện, vật tư trang thiết bị cùng nhân dân khắc phục nhanh sự cố vỡ bờ bao, đập; đồng thời, chỉ đạo, phân công lực lượng tuần tra, túc trực tại địa bàn để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Về tình hình lũ trên sông Cửu Long, mực nước sông Cửu Long và hạ lưu sông Sài Gòn đang xuống. Mực nước cao nhất sáng 12/10 trên sông Tiền tại Mỹ Tho: 1,73m (trên báo động 3 là 0,13m), tại Mỹ Thuận: 1,96m (trên báo động 3 là 0,16m); trên sông Hậu tại Long Xuyên: 2,51m (trên báo động 3 là 0,01m), tại Cần Thơ: 2,13m (trên báo động 3 là 0,23m).
Dự báo, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục xuống. Đến ngày 16/10, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,11m (dưới báo động 1 là 0,21m); tại Châu Đốc ở mức 2,95m (dưới báo động 1 là 0,05m), tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long, sông Sài Gòn xuống mức báo động 1 - báo động 2.
Để ứng phó với thiên tai, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lớn tại Trung Bộ và lũ trên sông Cửu Long. Chuyển các bản tin tới Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố để chủ động các biện pháp ứng phó.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Các tỉnh Trung Trung Bộ tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu khi có mưa lớn để kịp thời cảnh báo, sơ tán người dân, đảm bảo an toàn; tổ chức lực lượng theo dõi.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, triều cường để chủ động các biện pháp ứng phó. Thường xuyên theo dõi, đảm bảo an toàn hệ thống đê bao, bờ bao và sẵn sàng phương án xử lý sự cố giờ đầu. Tổ chức tuần tra, phát hiện các sự cố sạt lở bờ sông, kênh rạch để cảnh báo, sơ tán người dân kịp thời; tổ chức rà soát, thống kê, tổng hợp số liệu thiệt hại.
Tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai./.