Bài 2: Cái giá của “lòng tham” trong vụ án Việt Á

Thứ ba, 27/09/2022 21:52
0:00/ 0:00
Giọng nam
  • Giọng nam
(ĐCSVN) - Thực tế qua các vụ tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vụ án Việt Á cho thấy, những sai phạm chủ yếu xuất phát từ “lòng tham”, mà theo nhiều người nói rằng: “Tham quá”. Họ bất chấp những qui định pháp luật, đạo đức; không phải từ sự nghèo khó sinh ra mà nhiều cán bộ, đảng viên có điều kiện sống tốt, rất tốt nhưng vẫn “tham” để rồi vướng vào vòng lao lý.

 

 

 

Vụ án Việt Á đang được dư luận rất quan tâm, đang là đề tài “nóng”, “hot” được bàn tán sôi nổi, rộng rãi trong xã hội. Vì ở đó nhiều cán bộ, đảng viên từ trung ương đến địa phương cũng như bộ, ngành đang bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, đặc biệt có cả Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy. Biểu hiện ở đây chính là mất dân chủ, lòng tham, lợi ích nhóm nhận “hối lộ”, “hoa hồng”, “phần trăm”, “quà biếu”… để cho qua những qui định của pháp luật.

Minh họa của Khều.

Qua theo dõi xuất phát điểm từ đề tài khoa học của Học viện Quân y về kit xét nghiệm COVID – 19, đến các qui trình cấp phép rồi đến đấu thầu đưa vào sử dụng cho thấy những biểu hiện của lợi ích nhóm, lòng tham của cán bộ bị gục ngã trước kim tiền. Họ thiếu rèn luyện, trau rồi bản lĩnh, bị tha hóa, suy thoái trước “viên đạn bọc đường”. Câu hỏi đặt ra là họ có lòng tham không? Câu trả lời là chắc chắn là có “tham”. Lòng tham ở đây chính là tham tiền, lợi ích vật chất, tham quyền lực và cả sự thăng tiến đã chi phối các quyết định quản lý.  Một câu hỏi đặt ra: Nếu cán bộ, đảng viên cứ vô tư trong sáng mà làm thì có vi phạm pháp luật không?. Họ làm vì lợi ích chung, vì tập thể không tư lợi thì một điều chắc chắn không thể vướng vào vòng lao lý.

Bản năng của con người là có lòng tham từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Khi chưa có gì, họ mong muốn có cuộc sống tốt hơn, nhưng đến khi có được rồi thì lại muốn giàu có hơn, không biết bao nhiêu là đủ, không có điểm dừng. Và như thế, lòng tham ngày càng lớn dần với những tham vọng ngày càng cao. Nếu cái bản năng ấy không được ngăn chặn, hệ quả tất yếu sẽ dẫn đến tham nhũng, tiêu cực. Bằng chứng là khi bị bắt, khám nhà các quan chức này thấy đâu họ có nghèo, mà họ cũng giàu có đấy chứ, nào là xe hơi, nhà lầu chưa muốn nói là họ rất giàu.

Lòng tham được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vốn dĩ khi sinh ra không ai có lòng tham, nhưng nếu không được rèn luyện tốt, không kiềm chế được bản thân trước “hoa hồng”, “quà biếu”, bị đồng tiền làm mờ mắt nên không còn đủ lý trí để nhận biết đâu là phải, trái thì theo thời gian, lòng tham, sự ích kỷ của con người lại có cơ hội nảy sinh.

Trong vụ án Việt Á, có những cán bộ, đảng viên từng là giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học, sỹ quan cấp tướng, nhà lãnh đạo quản lý…, là những người rất chuẩn mực trong xã hội, nhưng rồi chỉ vì một chút trỗi dậy của lòng tham, họ đã tự đánh mất mình vi phạm pháp luật phải trả giá đắt. Cái giá của lòng tham không hề nhỏ. Nó có thể đẩy cán bộ, đảng viên sa vào vòng tội lỗi nếu không biết kìm chế, tiết chế bản thân, bản lĩnh không đủ sáng suốt để xử lý công việc.

Việt Á đã dùng mọi thủ đoạn để tiếp cận hối lộ, chi đậm hoa hồng và quà biếu “cái gì không mua được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” đã làm cho lòng tham của cán bộ, đảng viên không cưỡng nổi, ý chí lại không đủ mạnh để gạt bỏ trước kim tiền. Nếu chúng ta không có bản lĩnh biết cách, tiết chế, kiềm chế lòng tham, những suy nghĩ và hành động xấu xa sẽ có cơ hội nảy sinh. Tiết chế được lòng tham thì chúng ta mới có thể hóa giải, ngăn chặn được được sự suy thóa, tha hóa tự diễn biến tự chuyển hóa. Trong lúc nước sôi lửa bỏng cả nước căng mình chống dịch “chống dịch như chống giặc”, đồng bào mình hy sinh mất mát quá lớn thì một bộ phận cán bộ, đảng viên mất dân chủ, suy thoái, tham tiền, vật chất, nhận quà biếu tiếp tay cho Việt Á thực hiện hành vi nâng giá kit test, sinh phẩm… để kiếm lời thì thật đáng lên án, cần xử lý nghiêm trước pháp luật.

Theo bà Tạ Thị Yên, Phó trưởng Ban Công tác Đại biểu của Quốc hội cho biết: Những vụ việc từ sai phạm của doanh nghiệp sau đó lộ ra nhiều cán bộ nhà nước liên quan mà ở đây chính là “lòng tham”, lợi ích vật chất và bị đưa ra xử lý kỷ luật, thậm chí là khởi tố hình sự như vụ Việt Á là những sự việc rất đáng tiếc.

“Nguyên nhân dẫn đến vi phạm của cán bộ là do họ thiếu tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến sa ngã, sai phạm. Phải khẳng định là khi họ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đều đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong quá trình công tác, nếu người cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, không vượt qua được cám dỗ dễ dẫn đến sai phạm” - bà Yên nhấn mạnh.

Mặt khác, cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ đã không kịp thời phát hiện biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên. Trường hợp ông Chu Ngọc Anh chậm được phát hiện, sau đó được điều về làm Chủ tịch Hà Nội là một ví dụ. Đây là một trong những vi phạm điển hình được nhắc đến trong các quyết định thi hành kỷ luật cán bộ, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, những “viên đạn bọc đường” còn nguy hiểm hơn nhiều những viên đạn đồng, đạn thép của thực dân, đế quốc trước đây.

Việc xử lý kỷ luật cán bộ liên quan đến vụ Việt Á và nhiều vụ án khác trong thời gian gần đây cho sự thấy quyết tâm cao của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có hạ cánh an toàn”, quyết liệt ở tất cả các cơ quan ban, ngành từ trung ương đến địa phương, qua đó đạt được nhiều kết quả rõ rệt, được người dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.

 

 

 

Câu chuyện điển hình rất được chú ý trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, là CDC Bình Phước đã mua của Công ty Việt Á khoảng 87.392 kit test COVID-19 và 47.900 kit tách chiết với tổng số tiền là 41,5 tỷ đồng. Sau những hợp đồng này, Công ty Việt Á (đơn vị bắt tay ‘thổi’ giá kit xét nghiệm đã bị Bộ Công an khởi tố) có đến... “gửi quà” lãnh đạo CDC Bình Phước.

 

Minh họa: Nguồn ảnh: Báo Thanh niên. 

Tặng quà là nét đẹp văn hóa của người Việt, ở đó người ta trao cho nhau những tình cảm thân thương, sự quí trọng và như một lời cảm ơn vô tư trong sáng. Tuy nhiên, câu chuyện tặng quà của Việt Á là biểu hiện không bình thường, không trong sáng, chứa đựng mưu cầu đánh đổi về lợi ích. Về việc “trả quà” này, theo ông Nguyễn Văn Sáu, Giám đốc CDC Bình Phước cho biết: “Đầu tháng 12, đại diện của Công ty Việt Á có lên gặp và gửi quà, đến tối tôi có kiểm tra thì biết đó là quà của công ty gửi cho tôi. Việc này tôi đã báo cáo tổ chức, báo cáo lãnh đạo các cấp. Phần quà này sau kỳ nghỉ lễ tôi sẽ nộp lại cơ quan chức năng”. Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2021, ông Sáu mới báo cáo với tổ chức, lãnh đạo các cấp và xin nộp lại phần quà này cho cơ quan chức năng. Ông Sáu khẳng định không có thỏa thuận, cam kết nào về tỉ lệ phần trăm hoa hồng với đơn vị cung cấp vật tư, sinh phẩm là Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

Theo ông Sáu, trong thời gian qua, CDC Bình Phước có thực hiện mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á. Việc mua sản phẩm của Công ty Việt Á xuất phát từ thông tin giới thiệu của Bộ Y tế. Hình thức mua là chỉ định thầu rút gọn, đấu thầu rộng rãi và thực hiện theo quy định của pháp luật.

Qua lời ông Nguyễn Văn Sáu thì nhận quà đầu tháng 12/2021 mà đến cuối tháng 12/2021 mới báo cáo cơ quan có thẩm quyền; nhất là khi ông Sáu khẳng định không có thỏa thuận, cam kết nào về tỉ lệ phần trăm hoa hồng với đơn vị cung cấp vật tư, sinh phẩm có lẽ chuyện trả lại quà của ông Nguyễn Văn Sáu là việc đã rồi. Đây là chuyện ‘lạ’ khó tin về sự minh bạch, trong sáng của cán bộ, đảng viên.  

Câu chuyện trên đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Trong lúc toàn dân ta gặp nhiều khó khăn trong phòng, chống dịch bệnh, nhiều cán bộ, đảng viên đã vượt lên, căng mình nơi tuyến đầu chống dịch, chấp nhận hiểm nguy hy sinh vì sức khỏe của người dân, thì đâu đó còn có cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu yếu kém về y đức, thiếu rèn luyện trước cám dỗ về lợi ích vật chất, nuôi trong mình “con virus LÒNG THAM” đã lợi dụng dịch bệnh COVID-19 bùng phát “bắt tay” với Công ty Việt Á thổi giá kit test, bòn rút ngân sách nhà nước, bất chấp tính mạng người dân.

-----------------------------------------------

Bài 1: Việt Á đã làm gì thành ‘cơn bão’ dữ?

Bài 2: Cái giá của “lòng tham” trong vụ án Việt Á

Bài 3: Việt Á và sự công khai, minh bạch

Bài 4: Đại án Việt Á và cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm?

Bài 5 (cuối): Công tác cán bộ nhìn từ đại án Việt Á

Nhóm PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực