Một số biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại trên cây lúa vụ Xuân năm 2024

Thứ ba, 27/02/2024 13:18
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, thời tiết ở các tỉnh phía Bắc còn nhiều đợt rét đậm rét hại, thậm chí vùng cao có xuất hiện băng giá. Để chủ động đối phó với tình hình phức tạp do thời tiết gây nên, chúng ta cần tập trung thực hiện các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo cho lúa Đông Xuân sinh trưởng phát triển tốt với một số nội dung sau:

Một là, Theo dõi sát diễn biến thời tiết trên địa bàn, các bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến rét đậm, rét hại thông tin kịp thời đến người dân để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại đối với cây trồng; tuyệt đối không gieo mạ, cấy lúa trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC.

Thực hiện che phủ nilon phòng chống rét trên cây lúa mới cấy

và mạ gieo sạ trên ruộng

Hai là, Đối với diện tích trà mạ đã gieo nhưng chưa cấy phải giữ nước thường xuyên trên mặt luống từ 2-3 cm để dưỡng mạ và giữ ấm cho chân mạ; thực hiện che phủ nilon toàn bộ diện tích mạ đã gieo khi nhiệt độ xuống dưới 13oC, chăm sóc và bảo vệ mạ theo đúng quy trình kỹ thuật. Không bón thúc phân đạm vào những ngày có nhiệt độ thấp dưới 15oC, đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt.

Ba là, Đối với diện tích trà lúa đã cấy phải giữ nước thường xuyên trên mặt ruộng từ 3-4 cm để dưỡng lúa và giữ ấm cho lúa; đồng thời thực hiện tốt việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ và bảo vệ lúa theo đúng quy trình kỹ thuật. Không bón thúc phân đạm vào những ngày có nền nhiệt độ thấp dưới 15oC, đảm bảo cho cây lúa cấy sinh trưởng tốt.

 Đảm bảo mực nước 3-4 cm cho diện tích lúa vụ Xuân đã gieo cấy

Tuyệt đối không bón thúc đẻ nhánh cho lúa vụ Xuân trong giai đoạn hiện nay và trong những ngày có giá rét, nhiệt độ trung bình ngày xuống thấp dưới 15oC. Đối với diện tích lúa mới cấy gặp trời rét đậm, cây lúa có biểu hiện không phát triển, nhiều diện tích lúa có thể bị nghẹt rễ sinh lý do giá rét. Để phòng chống rét cho lúa, bà con nông dân nên bón bổ sung phân Supe lân Lâm Thao với lượng 8-10kg/sào để giữ ấm và kích thích cho rễ lúa phát triển. Thường xuyên giữ mực nước ổn định 1-2 cm trên ruộng, tuyệt đối không để ruộng bị khô cạn hoặc để mực nước quá sâu. Sau khi kết thúc đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ trung bình trong ngày trên 15oC, kiểm tra thấy lúa bén rễ hồi xanh thì tiến hành bón thúc phân cho lúa đẻ nhánh, với phương châm “bón sớm, tập trung, nặng đầu nhẹ cuối” lượng phân bón từ: Lúa lai 6-7kg đạm Urê + 3-4kg Kali/sào, lúa thuần 5-6kg đạm Urê + 2-3kg Kali/sào hoặc dùng phân hốn hợp NPK chuyên dùng bón thúc 1 loại: 15:10:15; 8:4:8… bón từ 15-20 kg/sào, kết hợp làm cỏ sục bùn, nhằm phòng ngộ độc trong đất, bệnh nghẹt rễ tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất. Không bón thừa đạm, bón lai rai là một trong những nguyên nhân phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn - một đối tượng gây hại nguy hiểm trong vụ Xuân. Từ đó, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngay từ đầu vụ, giảm chi phí đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích cho người nông dân.


PN (Tổng hợp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực