Những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng Thủ đô

Thứ tư, 18/03/2020 14:23
(ĐCSVN) - Hà Nội có nhiều địa danh, di tích lịch sử về truyền thống cách mạng của quân và dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu và Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong hành trình 90 mùa xuân (1930 - 2020).
Sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, ngày 25/8/1945, tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang (nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. 
 Chiếc bàn nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), tại Di tích nhà 48 Hàng Ngang.

 Di tích lịch sử 5D Hàm Long - nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam 

 vào tháng 3 năm 1929.

 Các hiện vật, tư liệu về Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam được trân trọng gìn giữ, giới thiệu giúp giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng Việt Nam.

 Ngôi nhà tại số 42 phố Hàng Thiếc (quận Hoàn Kiếm), nơi Thành ủy lâm thời Hà Nội 

 thành lập tháng 3/1930.

Trong hệ thống di tích cách mạng tại Hà Nội, Khu di tích Nhà tù Hỏa lò là một “địa chỉ đỏ”. Nhà tù Hỏa Lò là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp xây dựng cuối thế kỷ XIX, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam. 

 Nhà tù Hỏa Lò là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, vừa là bản án tố cáo chế độ nhà tù tàn ác của thực dân Pháp thời kỳ đô hộ Việt Nam.

Trong ảnh: Buổi gặp gỡ các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Nhà tù Hỏa Lò

(tháng 4/2018).

 Một điểm đến có giá trị lịch sử đặc biệt về 12 ngày đêm hào hùng đánh trả B52 trên bầu trời Hà Nội năm 1972 - Hầm Chỉ huy tác chiến T1 tại Khu di tích Hoàng thành (Hà Nội).

Hàng trăm hiện vật, tư liệu lịch sử có giá trị đặc biệt tại đây giúp công chúng sống lại thời khắc đầy khốc liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ dùng pháo đài bay chiến lược B.52 ném bom hủy diệt Hà Nội năm 1972.

Trong ảnh: Hình ảnh tiêu đồ xác định tọa độ máy bay B52 Mỹ đánh phá Hà Nội, trưng bày tại Hầm Chỉ huy tác chiến T1. 

 Các chứng nhân lịch sử là những tiêu đồ viên của Cục tác chiến, những người công tác tại Hầm, trực tiếp theo dõi đường đi của máy bay Mỹ khi tập kích vào Hà Nội hồi cuối tháng 12 năm 1972 tham  quan di tích.
 Những “địa chỉ đỏ” về truyền thống cách mạng Việt Nam tại Hà Nội đang là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, là điểm tham quan hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước khi chứng kiến các tư liệu, hình ảnh chân thực, những tấm gương kiên trung các chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày trong các nhà tù thực dân, đế quốc.

 

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực