Tây Nguyên thiếu nước sản xuất nông nghiệp

Thứ ba, 10/03/2020 16:24
(ĐCSVN) - Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên cho biết, vào mùa khô năm nay tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng diễn biến phức tạp và có thể nghiêm trọng. Hiện tại, các dòng suối, hồ nhỏ đã bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt, khiến nguồn nước tưới cầm chừng…

Mực nước các hồ chứa ở Tây Nguyên đang rút rất nhanh vì hanh khô
và trải qua thời gian dài không có mưa. (Ảnh: K.V)

Theo đó, từ tháng 3 đến 5/2020, mực nước trên các sông ở khu vực Tây Nguyên xuống dần và ở mức thấp, trên một số sông suối có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc… Chính vì vậy, lượng dòng chảy trên các sông khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 25% đến 75%, một số sông thiếu hụt trên 90%.

Thời gian qua trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hầu như không có mưa khiến các hồ đập, sông suối cạn nước. Do đó, nhiều diện tích hoa màu, cây công nghiệp của nông dân bị khô héo, ruộng đồng nứt nẻ. Cùng với đó là nhiều hộ dân đang lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt. Gần 4 tháng trở lại đây, trên địa bàn khu vực tỉnh Kon Tum không xuất hiện mưa.

Để có nước tưới tiêu cho hoa màu, cây công nghiệp, chính quyền địa phương đã phải tìm mọi cách, nhưng nguồn nước tưới rất hạn chế. Các hồ đập trên địa bàn tỉnh này chỉ còn lại ít nước, nước cạn đến nỗi người dân có thể đi qua lòng hồ. Ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum cho biết, gần 3 tháng nay trên địa bàn tỉnh không có trận mưa nào. Do đó, lượng nước ở các sông, suối trên địa bàn tỉnh này thiếu hụt từ 40% đến 70% so với trung bình hằng năm.

Theo ông Huy, nguyên nhân dẫn đến khô hạn là do lượng mưa năm 2019 thiếu hụt 20% đến 30% so với lượng mưa những năm trước. Không những vậy, mùa mưa năm 2019 kết thúc tương đối sớm so với trung bình hàng năm.

Ông Giả Tấn Đạt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho hay, dự báo đến cuối tháng 3/2020 sẽ có khoảng 80 ha cây trồng có khả năng bị thiếu nước. Huyện đã phải thông báo mọi người nạo vét, khai thông hệ thống kênh mương, rãnh tưới. Đồng thời, điều tiết nước tưới luân phiên và vận động người dân hạn chế sử dụng nước.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông, nửa cuối tháng 2 đến nửa đầu tháng 4/2020 mực nước và lưu lượng nước ở các sông, suối nhỏ trên địa bàn tỉnh Đăk Nông tiếp tục giảm và làm gia tăng tình trạng cạn kiệt. Thời kỳ cạn kiệt nhất trong mùa khô 2019 - 2020 có khả năng xảy ra vào khoảng từ tháng 3 đến nửa đầu tháng 4/2020. Lượng dòng chảy trên các sông, suối có khả năng thiếu hụt từ 30% đến 60% so với cùng kỳ hàng năm.

Huyện Đắk Glong của tỉnh Đắk Nông cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới vào cuối vụ đông xuân. Nhiều công trình hồ chứa trên địa bàn huyện này có mực nước hạ thấp; ao hồ, khe suối nước cũng nhanh chóng cạn kiệt, khiến cho hàng trăm ha cây trồng ở Đắk Glong đang có nguy cơ khô hạn, thiếu nước tưới.

Theo nhận định của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi huyê%3ḅn Đắk Glong, viêc thiếu nước tưới và nguy cơ khô hạn vào cuối vụ đông xuân tại Đắk Glong là rất cao, bởi 46 công trình thủy lợi trên địa bàn do đơn vị quản lý hầu hết mực nước đều đã xuống thấp. Trong đó, có mô%3ḅt số công trình mực nước rất thấp như hồ Trảng Ba, xã Đắk Ha còn 12%; hồ Đèo 52 còn 39%... Hê%3ḅ thống các suối, dòng chảy ở Đắk Glong cũng đang hạ thấp.

Ông Vũ Xuân Chính, Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi huyên Đắk Glong cho biết, để chuẩn bị nước tưới cho mùa khô, đơn vị đã chủ đông dự trữ nước, đắp nâng cao ngưỡng tràn tại nhiều công trình thủy lợi. Viêc nạo vét, sửa chữa hồ chứa, kênh mương cũng được chú trọng.

Qua theo dõi, đến cuối vụ khả năng sẽ có khoảng 2.000 cây trồng trên địa bàn sẽ bị thiếu nước tưới, trong đó lúa khoảng 50 ha, còn lại cây công nghiêp. Diên tích cây trồng bị hạn chủ yếu ở các xã Đắk Ha, Quảng Sơn, Quảng Khê, Đắk Som.

Vụ đông xuân 2019-2020, xã Ea Tul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có hơn 388 ha lúa nước, trong đó 300 ha nằm trong kế hoạch sản xuất của địa phương, còn lại là ngoài kế hoạch. Ông Nguyễn Minh Tuấn, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Ea Tul cho biết, do mùa mưa kết thúc sớm, nguồn nước dẫn về từ công trình thủy lợi Krông Kmar không đủ cung cấp nước tưới cho bà con.

Hơn nữa từ khi xuống giống đến thời điểm này trên địa bàn xã không có mưa nên toàn bộ 88 ha lúa ngoài kế hoạch bị thiếu nước tưới nghiêm trọng, trong đó có gần 45 ha đã bị cháy khô, mất trắng hoàn toàn. Hiện tại, hơn 300 ha lúa nước còn lại cũng bị thiếu nước do nguồn nước dự trữ từ các công trình thủy lợi trên địa bàn xã đều đã khô cạn. Nhiều diện tích lúa gieo trồng hơn 2 tháng nhưng mới cao chưa đầy 20 cm và có nguy cơ mất trắng.

Không chỉ xã Ea Tul, nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Krông Bông cũng đang phải gồng mình chống chọi với hạn hán, cây trồng đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Bông, hiện toàn huyện có trên 230 ha cây trồng các loại xuống giống trong vụ đông xuân 2019 - 2020 bị khô hạn, trong đó có 149 ha lúa nước, 58 ha sắn, 23 ha ngô.

Một cánh rừng ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
bị khô trụi do hạn hán kéo dài. (Ảnh: K.V)

Diện tích cây trồng phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại về năng suất, sản lượng do thiếu nước tưới tập trung ở các xã Ea Trul, Cư Pui, Cư Drăm, Yang Mao… Trước tình hình khô hạn nghiêm trọng, các địa phương và ngành chức năng ở khu vực Tây Nguyên đã chỉ đạo quyết liệt bà con nông dân thực hiện những biện pháp chống hạn, đặc biệt là trong vụ đông xuân.

Song song với việc chủ động kiểm soát nguồn nước thông qua vận hành các công trình thủy lợi hiện có để đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân, ngành chức năng cũng khuyến cáo nông dân gia cố bờ bao để giữ nước, hạn chế những diện tích cây trồng ngoài kế hoạch, không chủ động được nguồn nước và áp dụng biện pháp tưới nước tiết kiệm cho cây lúa… Nơi nào gần nguồn nước thì có thể sử dụng máy bơm dã chiến bơm tưới, còn ở xa hoặc không có nguồn nước thì đành chấp nhận. Năm nay, hạn đến sớm hơn so với những năm trước. Vì vậy, các địa phương cần tập trung củng cố các tổ điều tiết nước tưới, vận động người dân tưới nước tiết kiệm, tổ chức nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy…/..

K.V

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực