Chợ phiên vùng cao

Thứ ba, 01/06/2021 11:42
(ĐCSVN) - Chợ phiên vùng cao nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo, không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân địa phương, nơi đây cũng là nơi lưu giữ một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục, tập quán...

Chợ phiên vùng cao khác chợ thông thường ở chỗ chỉ mở bán vào những ngày đặc biệt cố định, có chợ thì mở vào thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần, có một vài chợ mở vào thứ Năm, thứ Sáu. Người đến chợ cũng đủ mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ, các nam nữ thanh niên. Những bà mẹ, những người vợ tới chợ để mua sắm. Các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.

 Sắc màu đặc trưng một chợ phiên, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Chợ phiên mang những đặc trưng văn hóa của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc. 
 Mặt hàng quần áo, váy thổ cẩm và vải là một nét riêng có nơi phiên chợ vùng cao. 
Chợ còn là nơi mọi người giao lưu, tâm tình, chia sẻ câu chuyện vui buồn trong cuộc sống. 
 Chợ phiên Mường Khương là một điểm đến độc đáo ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, nơi hội tụ những sắc mầu văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái, Mường, H’Mông, Khơ Mú, La Ha.
 Ớt ở chợ Mường Khương là một đặc sản nổi tiếng với hương vị đặc biệt không đâu sánh bằng.
 Khung cảnh muôn sắc màu của chợ phiên Mường Khương luôn tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách trong hành trình du lịch miền Tây Bắc, để mỗi người khi có dịp đến đây đều muốn  một lần được quay lại.
 Với nhiều du khách chợ trâu Cán Cấu, huyện Si Ma Cai là một điểm đến đặc biệt ở tỉnh lào Cai.
 Nét đặc trưng chợ Cán Cấu là bán đủ loại trâu, bò được đồng bào mang tới từ các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương của Lao Cai; huyện Xín Mần (Hà Giang); Yên Bái.
 Người dân đến chợ, ngoài việc, trao đổi hàng hóa, mua sắm, người ta đến chợ còn để tìm niềm vui, gặp gỡ người thân, bạn bè và đôi lúc thưởng thức những màn chọi trâu ngay tại chợ…
 Những phiên chợ vùng cao không chỉ là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi các sản phẩm đặc trưng của địa phương do đồng bào các dân tộc làm ra mà nó còn góp phần bảo tồn, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc anh em ở vùng Tây Bắc.
Nguyên Bá (có sử dụng một số ảnh tư liệu của đồng nghiệp)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực