Nghề dệt ở vùng đất này đã có từ xa xưa, người làng Hồi Quan đã rất thạo nghề canh cửi. Trải qua thời gian dài gắn bó với nghề cổ, làng hiện có khoảng 898 hộ (3.650 khẩu) thì có tới 90% làm nghề dệt, trong đó có khoảng 10% là các hộ sản xuất lớn. Để phát triển nghề truyền thống, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt Hồi Quan, đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Hồi Quan đã quy hoạch hơn 4 ha đất xây dựng cụm làng nghề dệt tập trung với 15 cơ sở dệt may với quy mô cơ sở nhỏ nhất là 20 máy dệt và lớn nhất là 50 máy.
Đến làng Hồi Quan, qua cổng làng xưa cũ, theo con đường lớn lát gạch chỉ đã mòn đi theo thời gian, du khách gặp những nếp nhà cổ kính, mái ngói rêu phong, rộn ràng tiếng thoi đưa khung cửi ở từng xóm ngõ.
Phương pháp dệt mành bằng máy dệt thủ công của những người thợ Hồi Quan.
Sợi được mắc theo nếp vào khung cửi để dệt với mành tre.
Chiếc máy dệt vải cotton thủ công ở một xưởng dệt Hồi Quan.
Nhiều công đoạn dệt theo phương pháp truyền thống vẫn được người thợ Hồi Quan sử dụng đến nay.
Vải cotton được xử lý tiệt trùng, sau đó được phơi khô dưới nắng, để sử dụng trong công nghiệp nhẹ…
Các sản phẩm của làng Hồi Quan đa dạng, chủ yếu là vải lụa dệt, mành tre dùng trong gia đình hay khách sạn và xuất khẩu sang nước ngoài làm khăn, gối cho trẻ em, khăn mùi xoa, khăn mặt.
Những tấm mành bền, đẹp được tạo nên từ chiếc máy thủ công và
bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Hồi Quan.