Dấu ấn lịch sử qua những bức ảnh

Thứ bảy, 30/04/2016 14:37
(ĐCSVN) - Mỗi dịp tháng 4 về lại gợi nhắc dư âm hào hùng của ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; khơi dậy bao cảm xúc trong mỗi người con đất Việt về một chặng đường của lịch sử, hiện tại và tương lai.

Những bức ảnh về chiến tranh đã ghi lại những khoảnh khắc lịch sử, giúp người xem hiểu rõ hơn về những mất mát, đau thương của cuộc chiến tranh phi nghĩa do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam. Đồng thời, phản ánh tinh thần đấu tranh anh dũng, ý chí bất khuất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Để đưa tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều phóng viên ảnh của hãng Thông tấn AP (Mỹ) đã được cử tới Việt Nam. Những phóng viên ảnh này đã ghi lại một di sản ảnh đồ sộ, vô giá. Hơn 40 năm sau khi Việt Nam thống nhất, nhiều bức ảnh của họ được trưng bày, giới thiệu tại các cuộc triển lãm ở Việt Nam và thế giới, đem tới công chúng góc nhìn cận cảnh, chân thực về cuộc chiến.

Dưới đây là một số bức ảnh chiến trường nổi tiếng của Hãng thông tấn AP đã trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng với đó là một số bức ảnh của các phóng viên trong nước ghi lại trong các hoạt động đối ngoại những năm gần đây, tất cả thể hiện một tình yêu hòa bình, một tinh thần nhân ái “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” của nhân dân Việt Nam.

 

 

Bức ảnh nổi tiếng thế giới do phóng viên AP Nick Ut chụp cô bé Kim Phúc, 9 tuổi, (ở giữa) bị bỏng nặng trong cuộc tấn công bằng bom Napalm, gần đường 1, Trảng Bàng (Tây Ninh) ngày 8/6/1972, phía sau là lính của Sư đoàn 25 Việt Nam Cộng hòa. Những trẻ em khác (từ trái) là anh Phan Thanh Tâm, người bị mất một mắt và Phan Thanh Phước; anh em họ Hồ Văn Bốn và Hồ Thị Ting.

Nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1963.
 (Ảnh: Malcolm Browne).

Người cha ôm thi hài con mình khi lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe bọc thép, ngày 19-3-1964.
(Ảnh: Horst Faas)

 

Người lính cứu thương Việt Nam Cộng hòa đeo khẩu trang ngăn mùi tử khí xác chết của lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng hòa khi giao tranh với Quân giải phóng ở đồn điền cao su Michelin, ngày 27/11/1965. (Ảnh: Horst Faas).

 

Tổng trưởng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan dùng súng bắn Nguyễn Văn Lém, người bị tình nghi là Quân giải phóng trên một con phố Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
(Ảnh: Eddie Adams)

 

Khoảnh khắc lịch sử ngày 30/4/1975 - một biểu tượng kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam khi đất nước độc lập, tự do; Bắc - Nam sum họp một nhà, non sông nối liền một dải.

 

Chiến tranh đã lùi xa, với truyền thống hòa hiếu của dân tộc, trên tinh thần khép lại quá khứ ,hướng tới tương lai, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước đi quan trọng nhằm

tăng cường  mối quan hệ giữa hai nước. Tháng 11/2000, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clintơn đã nói: "Chúng tôi vinh dự được cùng các Ngài viết nên một chương mới trong quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam. Quả thực, lịch sử mà chúng ta để lại  sau lưng mình rất đau buồn và nặng nề. Chúng ta không được quên nó. Nhưng chúng ta cũng không được để nó chi phối chúng ta". Ảnh: Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clintơn với người dân Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006 của tác giả Việt Dũng.

Phu nhân tổng thống Bill Clintơn - bà Hillary đến thăm Quỹ tín dụng dành cho người nghèo ở ngoại ô Hà Nội, tháng 11/2000. (Ảnh: Đức Tám)

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tặng quà trẻ em mồ côi nhiễm HIV tại chùa Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội tháng 7/2010. (Ảnh: Trần Việt Dũng).

Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robet McNamara, ngày 23/6/1997, tại Hà Nội. (Ảnh: Trần Tuấn).

“Quà tặng sau chiến tranh”. (Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn).


Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush với cây đàn bầu Việt Nam, năm 2006. (Ảnh Nguyễn Khang).

Đoàn đại biểu hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ tham quan Cuộc thi và Triển lãm ảnh “Quan hệ Việt - Mỹ & Nước Mỹ qua ống kính các nhà nhiếp ảnh Việt Nam”, tổ chức tại Hà Nội, ngày 3/7/2015, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực