Độc đáo 1.000 tác phẩm điêu khắc hình tượng rồng
Thứ tư, 24/01/2024 15:07 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Chào đón năm Giáp Thìn 2024, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây - Hà Nội) đã thực hiện ý tưởng nghệ thuật sáng tác 1.000 tác phẩm điêu khắc kết hợp nghệ thuật sơn mài dân gian, mang hình tượng linh vật rồng Việt.
|
Trong văn hóa Việt Nam, "Con rồng cháu tiên" mang ý nghĩa về nguồn gốc, xuất thân cao quý của người Việt. Rồng là hình tượng về Lạc Long Quân, tiên chỉ Âu Cơ, những hình tượng đó thẩm thấu đậm nét trong nghệ thuật dân gian Việt Nam. |
|
Trong đời sống tín ngưỡng Việt Nam, rồng có vị trí đặc biệt, là linh vật đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng, biểu đạt sức mạnh, quyền uy và sự may mắn. |
|
Rồng cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo giúp nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát có ý tưởng thực hiện 1.000 tác phẩm điêu khắc mang hình tượng rồng, chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. |
|
Bộ tác phẩm điêu khắc có tên gọi "Con Rồng cháu Tiên" được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, sơn mài, gốm, kim loại kết hợp với nghệ thuật sơn mài. |
|
Hình tượng rồng thời nhà Lý là một chủ đề thể hiện trong bộ tác phẩm điêu khắc. |
|
Được biết, với những tác phẩm điêu khắc đặc biệt, tác giả thường mất khoảng 15 ngày thực hiện. Trải qua các khâu chế tác từ lên ý tưởng, tạo hình trên gỗ, sơn mài; sau đó khảm vỏ trứng, vỏ trai hay chất liệu lá đồng, đá lên tác phẩm. |
|
Một trong những công đoạn kỳ công trong chế tác của nghệ nhân là mài và dán bạc lá, vàng lá theo kỹ thuật sơn mài dân gian truyền thống. |
|
Tác phẩm rồng thể hiện trên chất liệu gốm. |
|
Hình tượng rồng thể hiện trên chất liệu gỗ. |
|
Ghế hình rồng cao 1,65 mét, rộng 2 mét uốn lượn được dát 2.500 lá vàng, khảm vỏ bào ngư, vỏ trứng, thể hiện ý nghĩa văn hóa cội nguồn người Việt. |
|
Tết đến, Xuân về, các tác phẩm nghệ thuật mang lại niềm vui với nhiều du khách, cùng thắp lên niềm tin và hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới. Đó cũng là những sắc mầu văn hóa góp vào bức tranh du lịch trong sự kiện “Tết làng Việt 2024” - một hoạt động thường niên diễn ra dịp đón Tết Nguyên đán tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội. |
N Phương