Thứ tư, 29/05/2019 22:49 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Làng cổ Cự Đà yên bình, lặng lẽ bên dòng Nhuệ Giang. Dân làng Cự Đà bao đời nay vẫn làm miến, một nghề cổ truyền của cha ông và góp phần lưu giữ một nét đẹp cho văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Nghề làm miến của Cự Đà có từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ người dân nơi đây. Sợi miến làm ở Cự Đà rất dễ nhận ra đó là loại có màu vàng óng và loại trắng mịn, khi nấu lên có vị thơm ngon, giòn và dai, hương vị đậm đà. Qua cảm quan, nếu cứ thấy sợi miến nhỏ, đều, là biết được “ra lò” từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác...
Vào những ngày nắng nóng, oi bức, không khí lao động ở làng Cự Đà lại càng tất bật hơn.
Bởi vì phơi nắng tự nhiên là cách làm khô miến ở Cự Đà.
Nguyên liệu chính để làm ra miến Cự Đà là bột củ dong riềng.
Công đoạn tráng bột của nghề làm miến Cự Đà.
Sau khi phơi một nắng, miến chuẩn bị đưa vào để cán thành sợi.
Công việc rũ và phơi miến thường do những người phụ nữ đảm nhiệm.
Miến vàng Cự Đà óng ả dưới nắng.
Sau khi phơi lần cuối, miến được đưa về để đóng gói.
Miến thành phẩm Cự Đà chờ đóng gói để đưa đi tiêu thụ.
Sản phẩm miến Cự Đà luôn nhận được sự ưa chuộng trên thị trường.
T. Dương