Lễ Bỏ mả - nét văn hóa đặc sắc của người Raglai

Thứ năm, 08/08/2024 09:16
(ĐCSVN) – Là một tập tục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai, lễ Bỏ mả nhằm tiễn đưa người đã mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời thể hiện đạo lý giữa người sống đối với người đã mất.
 Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất.
Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế và chưa thể về được "thế giới bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên.
Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của người Raglai.
 Thuyền Kagor - linh vật thiêng của người Raglai với ý nghĩa là phương tiện tiễn đưa người đã khuất trong cuộc chia ly.
 Già làng hoặc người đứng đầu nghi lễ sẽ đọc lời cầu nguyện, xin phép tổ tiên và các vị thần theo tín ngưỡng của người Raglai để tiến hành lễ.
Các lễ vật được dâng lên, gồm rượu, thịt và các món ăn hằng ngày của người đã khuất. 
 Người thân đặt thuyền Kagor và các đồ dùng cá nhân vào khu nhà mồ để người đã khuất có đủ đồ dùng khi sang thế giới bên kia.
 Một phần không thể thiếu của lễ Bỏ mả là các điệu múa, hát dân ca được người Raglai trình diễn khi đi vòng quanh nhà mồ,...
 Sau khi các nghi lễ hoàn tất, mọi người trở về nhà, chấm dứt thời gian tang lễ.
 Lễ Bỏ mả được coi là lễ lớn của gia đình, dòng tộc và cộng đồng người Raglai, thể hiện sự gắn bó, trách nhiệm, tình thương trong cộng đồng.
N Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực