Lễ mát nhà của người Mường

Chủ nhật, 12/12/2021 09:12
(ĐCSVN) – Sinh sống lâu đời trên vùng đất tỉnh Hoà Bình, đồng bào dân tộc Mường có nhiều nét văn hóa đặc sắc, từ lễ hội đến những phong tục tập quán, nếp ăn ở hàng ngày... tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc riêng biệt. Trong kho tàng văn hoá đó, Lễ mát nhà là một nghi lễ dân gian, phản ánh đậm nét đời sống, tín ngưỡng của người Mường.​
 Nghi lễ được đồng bào Mường tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, mọi người trong gia đình có sức khỏe bình an.
 Thầy mo chuẩn bị lễ vật cho buổi lễ.
 Mâm lễ được chuẩn bị đầy đủ những món truyền thống của người Mường.
 Lễ mát nhà được tiến hành sau khi chủ nhà đánh ba tiếng chiêng.
 Thầy mo, Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Minh, xã Văn Sơn (bên trái, cầm quạt) và thầy mo, nghệ nhân Bùi Văn Hải, xã Xuân Hóa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình thực hiện nghi lễ.
 Thầy mo đọc các bài khấn mời Thánh Sư, Thành Hoàng và bề trên về dự lễ mát nhà phù hộ con cháu, cộng đồng mạnh khỏe, bình an, mùa màng tốt tươi, tránh được mọi tai ương, vận hạn… Thầy mo làm lễ vẩy nước làm mát cho các lễ vật rồi kể sự tích “đẻ đất, đẻ nước” của người Mường.
 Tiếp đó, khấn mời các đấng bề trên về thụ hưởng lễ vật, khấn mời rượu cần, kể về sự tích rượu cần của người Mường, xin cảo (âm dương) và khấn tiễn Thánh Sư, Thành Hoàng và đấng bề trên về mường trời.
Sau bài khấn thần linh, thầy mo vẩy nước để làm mát các đồ đạc trong nhà. 
 'Sau khi thực hiện xong các nghi lễ, thầy mo sẽ làm phép cho các sợi chỉ đỏ, hỏi tên và buộc vào cổ tay với ý nghĩa cầu may, cầu sức khỏe cho mọi người.
 Nghi thức buộc chỉ cổ tay lấy may của người Mường.
 Mọi người tham dự cùng uống rượu cần chung vui.
 Kết thúc lễ mát nhà, trong thanh âm ngân vang của những làn điệu cồng chiêng truyền thống, đồng bào Mường và du khách cùng uống rượu cần chung vui, hát vang những bài ca truyền thống của dân tộc mình và khép lại buổi lễ đậm đà bản sắc của dân tộc Mường.









 

N.Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực