Mùa Cúc chi trên cánh đồng Nghĩa Trai

Thứ tư, 04/01/2023 21:35
(ĐCSVN) - Những ngày cuối năm, những cánh đồng thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang (Văn Lâm - Hưng Yên) lại rực rỡ màu vàng hoa Cúc chi đua nở. Thời điểm này, người trồng tất bật thu hoạch hoa để làm trà, làm thuốc...
 Cứ mỗi dịp gần Tết Nguyên đán, những cánh đồng ở thôn Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên) lại bao phủ một màu vàng Cúc chi – loài hoa quý dùng để pha trà, làm dược liệu.
 Nghề trồng hoa Cúc Chi làm dược liệu đã được người dân ở Nghĩa Trai lưu truyền và kế thừa qua nhiều thế hệ, qua quá trình dài lao động đã hình thành lên một làng nghề truyền thống tuổi đời hàng trăm năm tuổi ở tỉnh Hưng Yên.
Hoa Cúc chi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe trong y học cổ truyền. 
 Theo những người trồng hoa lâu năm cho biết, mỗi năm hoa Cúc chi chỉ có một vụ, trồng từ khoảng tháng 6 dương lịch, đến cuối tháng 11 bắt đầu nở, báo hiệu mùa thu hoạch rộ trong tháng 12 cho đến gần Tết Nguyên đán.
 Hoa Cúc chi có thể dùng tươi nhưng thường được sấy khô để làm trà hoặc kết hợp với các vị thuốc khác, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chữa mất ngủ. Cúc chi cho chất lượng tốt nhất khi đang bung nở ở độ đẹp nhất và chưa kịp tàn.
Nghĩa Trai hiện trồng gần 20ha cây dược liệu, 38 ha hoa cây cảnh với tỉ lệ 80% số hộ tham gia trồng cây dược liệu. 
 Vào vụ mùa, mỗi người thợ có thể hái khoảng 15 kg hoa tươi/ngày, sau đó hoa Cúc chi được mang về sấy khô rồi đem bán. 
 Cùng với hoa Cúc chi, người dân Nghĩa Trai còn trồng đan xen nhiều loại cây dược liệu khác như: Hoắc hương, cổ sâm, mần trầu, tía tô, kinh giới, cốt khí, cây sả, nghệ... là những loại dược liệu quý dùng phổ biến trong các bài thuốc nam.
 Được biết, mỗi năm người dân ở Nghĩa Trai có thể chế biến và buôn bán hàng nghìn tấn dược liệu đủ loại. 

 

 Nghĩa Trai được coi là địa chỉ tin cậy của những phòng chẩn trị y học cổ truyền trong và ngoài tỉnh.

 

N.Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực