Từ ngày 30/9, Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, (Hoàn Kiếm - Hà Nội) ,
Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức giới thiệu không gian Tết trung thu truyền thống của người Hà Nội.
Tại các di tích khác như: Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), đền Quan Đế (28 Hàng Buồm) diễn ra nhiều hoạt động, tạo một sân chơi bổ ích giúp các em thiếu nhi có dịp tìm hiểu ý nghĩa, cũng như được sống trong không khí của Tết trung thu cổ truyền.
Không gian sống của một gia đình người Hà Nội trong dịp Tết trung thu.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống với những sản phẩm nông nghiệp, đặc trưng của nền văn hóa lúa nước
mà trẻ em yêu thích là tâm điểm của sự trưng bày.
Tại các điểm di tích, khách tham quan và các em thiếu nhi được các nghệ nhân làng nghề trực tiếp giới thiệu
và hướng dẫn cách làm ra các đồ chơi thủ công truyền thống.
Tiến sĩ giấy truyền thống - biểu tượng của việc rèn luyện học tập, đỗ đạt, thành tài trên con đường học vấn.
Những chiếc mặt lạ với đủ gương mặt biểu cảm, ngộ nghĩnh, sinh động.
Nguyên liệu làm đèn trung thu.
Mặt nạ lân sư rồng được làm thủ công bằng các nguyên liệu truyền thống.
Bộ trò chơi đố vui dân gian Trí Uẩn, từ 7 miếng chắp ra ngàn hình ảnh, nội dung.
Trưng bày các bức ảnh về Tết trung thu Hà Nội đầu thế kỷ XX của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
.
Đồ chơi truyền thống dần lấy lại vị thế trước đồ chơi ngoại nhập vốn thời gian dài khuynh đảo thị trường.
Nhiều du khách quốc tế đến Việt Nam dịp tết Trung thu đã tỏ ra bất ngờ
trước sự đa dạng của đồ chơi thủ công truyền thống Việt Nam.
Thông qua những hoạt động này, Ban Tổ chức hy vọng sức mạnh văn hóa truyền thống
không những được bảo tồn, phát huy mà còn lan tỏa rộng rãi.