Khi công chứng viên để “lọt’ giấy tờ giả: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thứ tư, 20/10/2021 08:00
(ĐCSVN) - Bạn Xuân Trường (TP. Đà Nẵng) hỏi: “Hằng ngày có rất nhiều giấy tờ cần công chứng nhưng trong đó có vô số giấy tờ được làm giả trà trộn vào để thực hiện hành vi thủ tục công chứng, chuyển nhượng. Vậy sau khi công chứng phát hiện những giấy tờ trên là giả thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?”
leftcenterrightdel
Công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì? ẢnhPV

Trả lời cho câu hỏi trên LS An Bình, Đoàn Luật sư TP Hà Nội trả lời:

Trước tiên cần hiểu rõ công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản (theo khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014).

Như vậy, hoạt động công chứng có vai trò bảo đảm an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự; kinh tế; thương mại và các quan hệ xã hội khác.

Nói đến vấn đề trách nhiệm do công chứng giấy tờ giả thì phải đưa vào các trường hợp cụ thể để nắm rõ tình tiết vụ việc từ đó đưa ra những kết luận phù hợp. Tuy nhiên chúng ta có thể đưa ra 2 trường hợp như sau:

1)Trường hợp người bị thiệt hại là người yêu cầu công chứng.

Tại Điều 38, Luật Công chứng 2014 về việc bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng ghi rõ:

“- Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

- Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Như vậy, trách nhiệm (nghĩa vụ) bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng chỉ phải bồi thường khi công chứng viên của tổ chức này có lỗi.

Để quy trách nhiệm bồi thường của tổ chức hành nghề công chứng, thì theo quy định này, phải tồn tại thiệt hại, không có thiệt hại thì tổ chức hành nghề công chứng không phải bồi thường cho dù công chứng viên có lỗi.

Nói cách khác, tổ chức hành nghề công chứng không có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người yêu cầu công chứng khi chính người yêu cầu công chứng cũng có lỗi một phần, tổ chức hành nghề công chứng chỉ bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình.

2) Trường hợp người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng.

Áp dụng Điều 597 và Điều 600 Bộ Luật dân sự 2015 trường hợp để người bị thiệt hại là người không yêu cầu công chứng được tổ chức hành nghề công chứng bồi thường:

-Thứ nhất, có thiệt hại thực tế.

-Thứ hai, thiệt hại do công chứng viên (người của pháp nhân hay người làm công của doanh nghiệp tư nhân) gây ra.

-Thứ ba, thiệt hại do công chứng viên gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao hay trong khi thực hiện công việc được giao.

Nếu muốn quy trách nhiệm cho tổ chức hành nghề công chứng đối với thiệt hại do công chứng viên của tổ chức này gây ra thì phải hội đủ các điều kiện của Điều 597, 600 Bộ Luật dân sự 2015. Nếu trách nhiệm thực hiện thay không thỏa mãn thì vẫn còn trách nhiệm của công chứng viên nên người bị thiệt hại có quyền yêu cầu trực tiếp công chứng phải bồi thường thiệt hại./.

TL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực