Thỏa thuận tạm hoãn HĐLĐ qua tin nhắn có được nhận tiền hỗ trợ?

Thứ tư, 22/09/2021 11:46
(ĐCSVN) – Bạn Nguyễn Thị Phương Thảo, địa chỉ tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai hỏi: Do điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tôi có gửi tin nhắn qua điện thoại tới doanh nghiệp đề nghị được tạm hoãn Hợp đồng lao động (HĐLĐ) và được phản hồi xác nhận đồng ý. Vậy trường hợp của tôi có được nhận tiền hỗ trợ COVID-19 hay không?
leftcenterrightdel
Ảnh minh họa: Nguồn: baohiemxahoi.gov.vn. 

 Theo đó, Điều 15, Chương IV, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2021 quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 có quy định cụ thể hồ sơ để nhận hỗ trợ đối với NLĐ tạm hoãn HĐLĐ và nghỉ việc không lương. Theo đó, Hồ sơ đề nghị gồm:

 1. Bản sao văn bản thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.

 2. Danh sách người lao động có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

 3. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định này.”.

 Tại Công văn số 2558/LĐTBXH-VP hướng dẫn triển khai theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có nêu:

 Do trường hợp hoặc nguyên nhân bất khả kháng khác không thể thỏa thuận bằng văn bản thì người sử dụng lao động có thể thỏa thuận qua hình thức khác. Những hình thức được đề xuất bao gồm:

 - Điện thoại

 - Tin nhắn

 - Thư điện tử

 - ...

 Khi thống nhất thỏa thuận này giữa hai bên, doanh nghiệp ghi rõ cách thức thỏa thuận vào cột “Ghi chú” tại mẫu 05 ban hành kèm theo Quyết định 23/2021/QĐ-TTg. Theo đó, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác của nội dung thỏa thuận.

 Như vậy, dựa theo các quy định nêu trên, trường hợp bạn Nguyễn Thị Phương Thảo và doanh nghiệp đã có thể thỏa thuận thông qua hình thức khác văn bản và có thể nhận tiền hỗ trợ COVID-19./.

Ban Bạn đọc - Cộng tác viên

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực