Xử lý khi không vay tiền mà vẫn bị “khủng bố” tin nhắn?

Thứ sáu, 09/09/2022 19:00
(ĐCSVN) - “Thời gian qua tôi liên tục bị khủng bố tin nhắn và điện thoại đòi tiền. Cứ chặn số này thì số khác lại tiếp tục “khủng bố” khiến tôi thấy rất phiền. Vậy tôi nên làm gì trong trường hợp này. Xin được chia sẻ?” Bạn Thái Long (Long Biên – Hà Nội) hỏi?
Xử lý khi không vay tiền mà vẫn bị “khủng bố” tin nhắn? (Ảnh: CTV) 

Trả lời:

Chúng ta đã biết hiện nay việc vay tiền qua các app rất đơn giản và nhanh gọn. Chỉ cần cung cấp chứng minh thư hoặc thêm một số giấy tờ đơn giản đã có thể thực hiện vay tiền. Khi làm vay người vay cần cung cấp thông tin người thân, bàn bè, đồng nghiệp của nạn nhân vay tiền qua app. Thời gian sau khi vay nếu họ không trả tiền đúng hạn kẻ gian sẽ dùng dữ liệu danh bạ bị hại để nhắn tín, gọi điện đòi nợ.

Có rất nhiều thông tin phản ánh đến cơ quan chức năng về hình thức đòi nợ thế này. Đôi khi bị hại còn phải nhận những tin nhắn, cuộc gọi với những lời lẽ đe dọa hết sức thô tục. Sự việc kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tinh thần, làm công việc của nhiều người bị gián đoạn.

Một số trường hợp được ghi nhận mặc dù bị hại không có quan hệ nào đối với người vay nhưng vẫn bị “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn hay bêu xấu trên mạng xã hội.

Do đó, Công an khuyến cáo tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống cho người lạ hay những kẻ gọi điện đòi nợ.

Ngoài ra, để người dân không bị kẻ xấu gọi điện hay nhắn tin “khủng bố” hoặc nếu gặp phải tình huống này, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Quảng Ninh đưa ra 5 khuyến cáo:

1. Khi phát sinh sự việc mọi người cần bình tĩnh để xử lý. Chỉ nên giải thích ngắn gọn về việc không quen biết với người vay khoản nợ trên. Người bị hại nên ghi âm các cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng.

2. Nên báo cho bạn bè, người thân để họ nắm được thông tin tránh bị kẻ xấu gọi điện, nhắn tin làm phiền.

3. Cần chặn ngay các số điện thoại gọi đến làm phiền. Đối với các trang Facebook cá nhân, chủ tài khoản có thể khóa bình luận của người lạ.

4. Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống./.

TL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực