Cần xây dựng hệ thống Bảo hiểm xã hội đa tầng

Thứ ba, 24/07/2018 15:33
(ĐCSVN)- Hiện nay, vấn đề xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, kết nối chặt chẽ với các chính sách an sinh xã hội khác để BHXH thực sự trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ, còn nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn cần được giải đáp.

Đó là chia sẻ của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. Cũng theo ông Bùi Sỹ Lợi vấn đề cải cách chính sách BHXH trong bối cảnh phát triển và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam hướng đến mục tiêu tăng trưởng bao trùm, nâng cao chất lượng an sinh đang được Đảng, Nhà nước và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Trong đó, BHXH là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm hưu trí chính là nền móng của chế độ BHXH, xét về cả vai trò, ý nghĩa và giá trị lịch sử của chế định này.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bảo Nguyên

Những năm gần đây, Việt Nam chú trọng nhiều để phát triển hệ thống BHXH đa dạng và linh hoạt bằng việc mở rộng các hình thức BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, vận hành thêm các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Sỹ Lợi, chúng ta phải nắm chắc các điểm và giải thích rõ để nhân dân hiểu, đa tầng nhưng thực ra có 3 tầng nấc: Tầng đầu tiên là chăm lo cho những người không có khả năng thu nhập tự đảm bảo chi trả (với mức hỗ trợ từ 270-280 ngàn đồng), đó là người già neo đơn, người già từ 80 tuổi trở lên. Đây là một dạng trợ cấp hưu trí xã hội hoàn toàn do ngân sách nhà nước, do Nhà nước hoàn toàn chăm lo thể hiện bản chất an sinh xã hội của Nhà nước ta.

Tầng trên là hưu trí bổ sung, người nào có thu nhập cao, người đó đóng vào quỹ do doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận để khi về hưu có Nhà nước bảo trợ để nhận lương hưu cao hơn.

Gốc cải cách chúng ta cần tập trung là vào tầng giữa – BHXH cơ bản - với hai loại:  Một là, BHXH bắt buộc, trong quan hệ lao động là bắt buộc; sắp tới, năm 2021 bổ sung thêm 4 đối tượng (chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý HTX, đặc biệt người lao động làm việc phi chính thức…). Hiện, chúng ta có 50 triệu lao động, trong đó 14 triệu lao động đã tham gia BHXH, 8 triệu lao động có quan hệ lao động, 34 triệu lao động khu vực phi chính thức nông nghiệp nông thôn. Phải làm sao đưa tất cả các đối tượng lao động này tham gia BHXH để có an sinh xã hội lâu dài, điểm này rất quan trọng.

“Sự linh hoạt trong chính sách BHXH thể hiện ở việc chúng ta có BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Hiện, có chính sách với hộ nghèo được hỗ trợ 30%, cận nghèo là 25% và các đối tượng khác 10%... Với chính sách này, tôi đề nghị Bộ LĐ-TB&XH phải đặc biệt chú ý”- ông Bùi Sỹ Lợi chia sẻ thêm.

Theo quan điểm của ông Bùi Sỹ Lợi cần nâng cao thêm tính bổ trợ tạo khả năng hỗ trợ lớn hơn. Đây chính là điểm hết sức quan tâm là lưu ý tính đa tầng ở chính sách này./.

Việt Long

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực