Phòng chống bệnh Thalassemia tại vùng DTTS&MN được hỗ trợ thế nào?

Thứ năm, 09/11/2023 15:22
(ĐCSVN) - Bạn đọc Lương Thị Yên, trú tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn hỏi: Trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), việc phòng chống bệnh Thalassemia được hỗ trợ thế nào?
Bác sỹ Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La tư vấn chăm sóc bệnh nhân Thalassemia.
 Ảnh: Trần Hiền

Trả lời:

Thalassemia (còn gọi là Bệnh tan máu bẩm sinh) được thế giới phát hiện và nghiên cứu từ năm 1925, tại Việt Nam, bệnh được các nhà khoa học nghiên cứu vào năm 1960. Thalassemia đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng.

Việc hỗ trợ phòng chống bệnh Thalassemia là một nội dung nằm trong Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Theo quy định mới nhất tại Thông tư 55/2023/TT-BTC, ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tại mục 7, điều 34 nêu rõ các chính sách hỗ trợ phòng chống căn bệnh này. Cụ thể như sau:

a) Chi truyền thông, thay đổi và nâng cao nhận thức, thái độ hành vi của cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc thực hành sàng lọc bệnh Thalassemia; hỗ trợ xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn có liên quan đến chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Thalassemia: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này;

b) Chi thực hiện các hoạt động sàng lọc bệnh Thalassemia (không bao gồm các dịch vụ được thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế)

- Chi khám, xét nghiệm cho người tham gia: mức chi thực hiện theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập do cấp có thẩm quyền quy định tại thời điểm thực hiện dịch vụ;

- Chi hỗ trợ đối tượng được tư vấn, xét nghiệm phòng bệnh Thalassemia: 50.000 đồng/người;

- Chi phí vận chuyển mẫu, gửi thông báo kết quả sàng lọc của đối tượng (bao gồm cả kết quả âm tính hoặc dương tính): Thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Thông tư này;

- Các chi phí liên quan khác (nếu có) thực hiện theo nội dung, mức chi tương ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này và chứng từ chi tiêu thực tế;

c) Chi xây dựng mô hình tầm soát và quản lý bệnh di truyền Thalassemia: Thực hiện theo quyết định phê duyệt mô hình của cấp có thẩm quyền trong phạm vi dự toán được giao./.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực