Bạch hầu, xin đừng chủ quan!

Thứ ba, 27/08/2024 22:05
(ĐCSVN) – Bạch hầu đã được công bố dịch tại Thanh Hóa, đã có trường hợp tử vong tại Nghệ An. Dịch bệnh này đã quay trở lại tại nước ta, nguyên lý lây nhiễm từ người bệnh qua người lành qua đường hô hấp, nên người dân không thể chủ quan với vấn đề này.
 Lấy mẫu bệnh nhân nghi nhiễm bạch hầu tại Mường Lát, Thanh Hóa (ảnh: vnexpress)

Xuất hiện từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, bạch hầu là căn bệnh khủng khiếp với tất cả mọi người,  đặc biệt là trẻ em trên khắp thế giới. Vi khuẩn bạch hầu tạo thành độc tố tạo màng giả mạc bám chặt vào hầu họng, khiến thanh quản bị tổn thương, dẫn đến ho và cổ bị sưng. Khi nghiên cứu, các bác sỹ tại Iberia đã gọi căn bệnh này là  “kẻ trên giá treo cổ” là vì thế.

Theo thời gian, vi khuẩn bạch hầu được phát hiện và khống chế, nhưng cơ chế lây nhiễm vẫn là một dấu hỏi lớn. Khi đến Việt Nam, Yersin đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng để tìm ra các độc tố của vi khuẩn bạch hầu, bất chấp việc xét nghiệm không thấy vi khuẩn trong máu.

Kết quả nghiên cứu cuối cùng thật khủng khiếp! Cơ chế gây bệnh theo Yersin chính là do ngoại độc tố vi khuẩn bạch hầu, dẫn đến tỉ lệ tử vong có thể lên tới 50% cả với trẻ em và người lớn. Kháng thể bạch hầu lúc đó, thật đáng ngạc nhiên, chỉ có máu ngựa mới đạt hiệu quả cao nhất.

Đến năm 1913, Giáo sư người Đức, Behring mới chế tạo ra vắc – xin điều trị bạch hầu dựa trên các kháng thể được thử nghiệm trên động vật. Nhưng vẫn phải đến năm 2000, dựa trên các nghiên cứu của Giáo sư người Anh Glenny, số lượng người mắc bạch hầu trên toàn thế giới mới giảm đến 95% - một con số đáng kinh ngạc.

Dịch bệnh không bao giờ dừng lại. Nhưng khi nó quay lại, chúng ta luôn phải sẵn sàng. Đừng bao giờ bỏ qua những nhắc nhở của bác sỹ về việc tiêm chủng cho con em. COVID có thể đã qua, nhưng chưa đâu, đeo khẩu trang nơi công cộng. Giữ gìn vệ sinh chung nơi cộng đồng, giữ bản thân khỏe, và sạch!

Phòng bệnh, hơn chữa bệnh là thế!

Yến Thanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực