|
CCHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp (Ảnh minh họa) |
BHXH Đồng Nai ban hành Kế hoạch công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024. Theo Kế hoạch CCHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của BHXH tỉnh Đồng Nai; CCHC phải gắn với nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy và hành động sáng tạo; đổi mới lề lối làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh giao dịch điện tử, dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC); bảo đảm xử lý kịp thời, công khai, đầy đủ, đúng quy định các chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động và nhân dân. Nhiệm vụ CCHC tại BHXH tỉnh Đồng Nai và BHXH các huyện, thành phố phải cụ thể, xác định rõ kết quả đạt được, rõ mốc thời gian hoàn thành và xác định rõ đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính. Bố trí nguồn lực và có các giải pháp triển khai cụ thể để đảm bảo tính thực tiễn, khả thi của Kế hoạch.
BHXH Đồng Nai đặt ra mục tiêu là CCHC phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất ở các lĩnh vực: TTHC, tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, tài chính công và xây dựng phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Trong đó, chú trọng xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động (CCVC) BHXH tỉnh Đồng Nai chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Đối với CCTTHC mục tiêu đề ra là kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng và rút ngắn các quy định về TTHC, không phát sinh thủ tục gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kiểm soát TTHC; rà soát TTHC để đơn giản hóa thủ tục trên tất cả các lĩnh vực và hướng dẫn của BHXH Việt Nam, kịp thời phát hiện và kiến nghị BHXH Việt Nam sửa đổi những TTHC chưa phù hợp. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Tăng cường ứng dụng CNTT, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở. 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan BHXH trong đó, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt tối thiểu 94%.
Đối với xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số là triển khai thực hiện hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Triển khai thực hiện kịp thời, thống nhất, có hiệu quả các nhiệm vụ theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Quyết định số 455/QĐ-BHXH ngày 21/5/2021 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Triển khai quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công 3 tác quản lý BHXH, BHYT, BHTN trong các cơ quan nhà nước từ BHXH tỉnh đến BHXH các huyện. 100% hồ sơ công việc trong toàn hệ thống BHXH tỉnh Đồng Nai được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cấp định danh và xác thực điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của BHXH Việt Nam. 50% người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, trong đó có 35% sử dụng ứng dụng VssID.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể về cải cách tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Cải cách chế độ công vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC về trình độ, năng lực, phẩm chất; nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức về hành chính phục vụ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Cải cách tài chính công thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định về quản lý tài chính do BHXH Việt Nam phân cấp và đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh vận động, khuyến khích người nhận các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực đô thị.