Về vấn đề tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có HĐLĐ và đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước

Thứ sáu, 25/02/2022 10:12
(ĐCSVN) - Năm 2019, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép thực hiện xét đặc cách đối với đối tượng này; tuy nhiên, việc tuyển dụng phải bảo đảm các quy định của Bộ về tiêu chuẩn chức danh, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập tại thời điểm năm 2019. Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương chưa thực hiện xong việc tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo và theo hướng dẫn tại Công văn số 5378/BNV-CCVC khẩn trương hoàn thành để bảo đảm quyền lợi của giáo viên có nhiều năm công tác.
Ảnh minh họa 

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) vừa có công văn hướng dẫn một số nội dung liên quan đến trình độ chuẩn được đào tạo và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Trong đó, liên quan đến vấn đề tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có HĐLĐ và đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước (tại Công văn số 5378/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ), Bộ GD-ĐT hướng dẫn: Năm 2019, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép thực hiện xét đặc cách đối với đối tượng này; tuy nhiên, việc tuyển dụng phải bảo đảm các quy định của Bộ về tiêu chuẩn chức danh, khung danh mục vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập tại thời điểm năm 2019. Vì vậy, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương chưa thực hiện xong việc tuyển dụng đặc cách theo chỉ đạo và theo hướng dẫn tại Công văn số 5378/BNV-CCVC khẩn trương hoàn thành để bảo đảm quyền lợi của giáo viên có nhiều năm công tác.

Quá trình thực hiện cần lưu ý, việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2005 nhưng chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo Luật Giáo dục 2019, sau khi tuyển dụng, giáo viên được bố trí đào tạo theo lộ trình nâng trình độ chuẩn theo quy định. Trường hợp tuyển dụng giáo viên có bằng cử nhân chuyên ngành (phù hợp với môn dạy) không thuộc ngành đào tạo giáo viên, giáo viên phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Sau khi tuyển dụng, các địa phương áp dụng các quy định tại các văn bản hiện hành của Bộ GD-ĐT để thực hiện việc bổ nhiệm, xếp lương.

Việc tiếp tục HĐLĐ, hợp đồng thỉnh giảng giáo viên, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên và bảo đảm quyền lợi cho giáo viên hiện đang hợp đồng lao động, hợp đồng thỉnh giảng, Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương xem xét tiếp tục hợp đồng, thỉnh giảng đối với giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005 đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2020. Bên cạnh đó, những giáo viên này được tham gia lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

Đối với việc bổ nhiệm lại và bổ nhiệm, xếp lương đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng có bằng cử nhân quản lý giáo dục (không phải bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên), sau khi bổ nhiệm lại, cán bộ quản lý trường học phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ để trình độ đạt chuẩn theo quy định tại Luật Giáo dục 2019. Sau khi hoàn thành nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại Luật Giáo dục 2019, thực hiện bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của Bộ GD-ĐT.

PV

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực