(ĐCSVN)
- Ngày 16/9/2011, Bộ Giáo dục và đào tạo
đã ban hành Thông tư số
40/2011/TT-BGDĐT
ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ
thông.
Sau đây là toàn văn Thông tư:
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12
năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3
năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Giáo dục;
Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông tại Biên bản họp
Hội đồng ngày 05 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương
trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày 02 tháng 11 năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà
giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông, các tổ chức và các cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Nguyễn Vinh Hiển
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
–––––– |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH
Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên trung học phổ thông
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 40 /2011/TT-BGDĐT
ngày 16 tháng 9 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp
vụ sư phạm cơ bản cho giáo viên trung học phổ thông
chưa qua đào tạo sư phạm, nhằm đáp ứng yêu cầu về trình
độ nghiệp vụ sư phạm đối với
gi¸o viªn trung häc phæ th«ng
theo Chuẩn nghề nghiệp gi¸o
viªn (ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày
22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); góp phần
nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên trung học
phổ thông.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kiến thức
Người
học được trang bị:
- Các
kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý giáo dục trung học
phổ thông; vai trò và sứ mệnh của giáo dục
trung học phổ thông, những xu hướng
phát triển của giáo dục trung học phổ thông
hiện đại.
- Các kiến thức cơ bản về giáo dục
học, tâm lý học dạy học, đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông, các
phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, giáo dục trung học phổ thông.
- Các phương pháp cơ bản về quan
sát, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông.
b) Về kỹ năng
Người học được trang bị:
- Các
kỹ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục.
- Các
kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch các hoạt động giáo dục.
- Các
kỹ năng xây dựng môi trường học tập và quản lý hồ sơ dạy học.
- Các kỹ
năng dạy học và sử dụng các phương
tiện dạy học tiên tiến.
- Các kỹ
năng tổ chức một số hình thức hoạt
động cơ bản trong giáo dục.
- Các kỹ
năng đánh giá kết quả học tập và rèn
luyện đạo đức của học sinh.
- Các kỹ
năng tổ chức, quản lý học sinh theo
quy định và nhiệm vụ của giáo viên.
- Các kỹ
năng phát hiện và giải quyết vấn đề
nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; các kỹ
năng tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện và tự đánh giá.
c) Về thái độ
Giúp người học:
- Phát triển ý thức nghề nghiệp, đạo
đức và tác phong sư phạm mẫu mực của nhà giáo, lòng say mê và hứng thú trong
hoạt động dạy học và giáo dục.
- Có thái độ khách quan, khoa học
trong tổ chức, quản lý quá trình dạy học và giáo dục.
II. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
Những người đã được tuyển dụng làm
giáo viên trung học phổ thông nhưng chưa qua đào tạo sư phạm.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu
Tổng khối lượng kiến thức tối
thiểu: 25 tín chỉ;
Chia ra: - Khối kiến thức bắt
buộc tối thiểu: 20 tín chỉ;
- Khối lượng kiến
thức tự chọn: 5 tín chỉ.
2. Nội dung khối kiến thức bắt
buộc tối thiểu
Số thứ tự |
Tên học phần |
Số tín chỉ |
Chia ra số giờ |
Số thứ tự của học phần tiên quyết |
Lý thuyết |
Thảo luận, thực hành |
Tự học |
1 |
Tâm lý học |
3 |
30 |
45 |
105 |
|
2 |
Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục |
3 |
30 |
45 |
105 |
1 |
3 |
Lý luận dạy học |
2 |
15 |
45 |
75 |
1 và 2 |
4 |
Giao tiếp và ứng xử sư phạm |
2 |
15 |
45 |
75 |
1 và 2 |
5 |
Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành
giáo dục - đào tạo |
1 |
15 |
|
30 |
|
6 |
Quản lý nhà trường và công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp |
3 |
30 |
45 |
105 |
1, 2
và 5 |
7 |
Chương trình và phương pháp dạy học bộ môn |
4 |
45 |
45 |
135 |
1, 2
và 3 |
8 |
Đánh giá trong giáo dục trung
học phổ thông |
2 |
15 |
45 |
75 |
4, 6
và 7 |
|
Tổng cộng |
20 |
195 |
315 |
705 |
|
IV. MÔ TẢ CÁC HỌC
PHẦN THUỘC KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC TỐI THIỂU
1. Tâm lý
học
Nội dung học phần bao gồm: kiến thức cơ bản về Tâm
lý học đại cương; Tâm lý học phát triển (Tâm lý học lứa tuổi) và Tâm lý học sư
phạm. Tâm lý học đại cương giúp người học nắm bắt những hiện tượng tâm lý cơ bản
của con người, các quy luật nảy sinh, hình thành và biểu hiện của các hiện tượng
tâm lý. Tâm lý học phát triển mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát
triển của cá nhân từ sơ sinh đến trưởng thành, đi sâu nghiên cứu tâm lý lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở tâm lý
học của các hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động giáo dục học sinh
ở trường trung học phổ thông. Nội dung học phần chú trọng
vận dụng những kiến thức trên vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên
cứu giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tiễn giáo dục ở trường trung
học phổ thông.
2. Giáo dục học đại cương và lý luận giáo dục
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức cơ bản về
những vấn đề chung của giáo dục và lý luận giáo dục (thuật ngữ giáo dục hiểu
theo nghĩa hẹp). Những vấn đề chung về giáo dục cung cấp những kiến thức cơ bản
của giáo dục học như: đối tượng, nhiệm vụ của giáo dục học; tính chất, chức năng
của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội; mục tiêu, nguyên lý và hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Nội dung cơ bản của lý luận giáo dục gồm những
vấn đề lý luận giáo dục nhân cách học sinh: bản chất, đặc điểm, nội dung, nguyên
tắc và phương pháp giáo dục nhằm giúp người học vận dụng những kiến thức trên
vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu giải quyết các tình huống
phát sinh trong thực tiễn giáo dục nhân cách học sinh ở trường trung học phổ
thông.
3. Lý luận dạy học
Nội dung học phần cung cấp cho người học hệ thống lý
luận cơ bản về dạy học: lý luận về quá trình dạy học; quy luật, nguyên tắc của
quá trình dạy học; nội dung, phương pháp dạy học (hệ thống các phương pháp dạy
học và đặc điểm của một số phương pháp chính), phương tiện dạy học và các hình
thức tổ chức dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay.
4. Giao tiếp và ứng xử sư phạm
Nội dung học phần bao gồm: các nguyên tắc giao tiếp,
các hiện tượng tâm lý nảy sinh và những khó khăn tâm lý nảy sinh trong giao
tiếp, nghệ thuật giao tiếp và kỹ năng ứng xử sư phạm.
5. Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành
giáo dục - đào tạo
Nội dung học phần bao gồm các kiến thức môn học được
ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo (Danh mục tài liệu học tập và tham khảo được
bổ sung, điều chỉnh, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng và những
văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan).
6. Quản lý nhà trường và công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp
Nội dung học phần bao gồm: các kiến thức cơ bản về
tổ chức, quản lý nhà trường (quản lý các hoạt động của nhà trường, tổ chức, nhân
sự, học sinh, cơ sở vật chất, tài chính và quản lý tổ bộ môn) và công tác giáo
viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông; vận dụng những kiến thức trên
vào việc tổ chức, quản lý nhà trường, quản lý tổ bộ môn, thực hiện các nhiệm vụ
công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và nghiên cứu giải quyết các tình huống phát
sinh trong thực tiễn giáo dục ở trường trung học phổ thông.
7. Chương trình và phương pháp dạy học bộ môn
Nội dung học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản về
chương trình dạy học bộ môn, các kỹ thuật và phương pháp dạy học bộ môn (chú
trọng rèn luyện vận dụng những kỹ thuật và phương pháp dạy học đó vào quá trình
dạy học một số dạng bài cơ bản trong chương trình theo hướng phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh
trong thực tế dạy học bộ môn).
8. Đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông
Nội dung học phần bao gồm những kiến thức cơ bản về
quan sát học tập của học sinh, kiểm tra, thi, đánh giá trong giáo dục trung học
phổ thông; bao gồm: các khái niệm, các hình thức và một số kỹ năng cơ bản về
quan sát hoạt động của học sinh và xử lý tình huống trong quá trình dạy học,
kiểm tra, thi, đánh giá trong giáo dục trung học phổ thông; chú trọng vận dụng
những kiến thức đó vào thực tế dạy học bộ môn và kiểm tra, thi, đánh giá kết quả
học tập bộ môn của học sinh (đặc biệt là việc thiết kế các công cụ và vận dụng
các phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá).
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG
1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên trung học phổ thông này được xây dựng như một chương
trình khung, làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học được
Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo
viên trung học phổ thông (gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) xây
dựng các chương trình bồi dưỡng cụ thể, lập đề cương chi tiết cho các học phần,
thiết kế các nội dung thuộc phần kiến thức tự chọn và biên soạn tài liệu bồi
dưỡng.
2. Nội dung của các học phần tự chọn
cần tập trung vào các chủ đề: phương pháp dạy học đặc
trưng bộ môn; xu hướng giáo dục thế giới; nghiệp vụ sư phạm về giáo dục
hòa nhập, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, giáo dục sức khỏe sinh sản
vị thành niên, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy và tội phạm xã
hội, phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông, ... ; nâng cao
chất lượng tự học, thực hành, thực tập giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng
khoa học giáo dục; ứng dụng công
nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, sử dụng thiết bị kỹ thuật
dạy học bộ môn ....
3. Nội dung kiến thức
của học phần Chương trình và phương pháp dạy học bộ môn được
xây dựng chi tiết riêng theo từng bộ môn để người học tự chọn phù hợp với lĩnh
vực chuyên môn được đào tạo.
4. Phương pháp bồi dưỡng
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông: cần
hướng dẫn và dành thời gian hợp lý cho người học tự nghiên cứu,
tăng cường thảo luận, thực hành và rút kinh nghiệm
qua thực tế, thực hành dạy học.
5. Việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm
cho giáo viên trung học phổ thông thực hiện bởi cơ sở bồi dưỡng. Hình thức tổ
chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông cần linh hoạt
(theo hình thức lích lũy tín chỉ) cho phù hợp với đối tượng và từng lĩnh vực
chuyên môn được đào tạo; có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều
đợt nhưng phải đảm bảo thời lượng (như đã nêu ở mục III) và trong thời gian
không quá hai năm. Trong quá trình đó, cơ sở bồi dưỡng phải phối hợp với trường
trung học phổ thông có giáo viên học bồi dưỡng cử những giáo viên trung học phổ
thông có năng lực giảng dạy tốt theo dõi, giúp đỡ giáo viên đang học bồi dưỡng.
Trường trung học phổ thông sẽ có nhận xét (bằng văn bản) về kết quả vận dụng
thực tế việc học bồi dưỡng của giáo viên gửi cho cơ sở bồi dưỡng để làm căn cứ
xét cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
6. Sau mỗi học phần, kết quả học tập
của người học được đánh giá thông qua các bài thi (đối với các học phần 3, 4, 5,
6, 8 và tự chọn) hoặc tiểu luận (đối với các học phần 1, 2 và 7). Nội dung tiểu
luận tập trung làm rõ mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, đúc kết những trải
nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên. Những đối tượng có
bằng tiến sĩ, thạc sĩ được miễn các học phần tương ứng đã được học trong chương
trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ. Những đối tượng có văn bằng, chứng chỉ khác được
miễn học (nhưng vẫn phải làm bài thi hoặc tiểu luận) các học phần tương ứng đã
được học trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng để được cấp văn bằng, chứng chỉ
đó.
7. Kết quả học tập các học phần và
nhận xét của trường trung học phổ thông là căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng xét cấp
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã
ký)
Nguyễn Vinh Hiển