Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam

Thứ ba, 27/12/2011 15:14

Ngày 24/8/1999, Bộ Chính trị khoá III đã ban hành Chỉ thị số 50 CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam. Sau đây là toàn văn Chỉ thị:

Hội Khuyến học Việt Nam được thành lập từ năm 1996. Là một tổ chức tự nguyện của những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, sau gần ba năm hoạt động, Hội đã bám sát mục tiêu đề ra và thu được những kết quả tốt trong các hoạt động khuyến học, bước đầu khẳng định vai trò của mình trong công cuộc xã hội hoá giáo dục.

Hoạt động của Hội Khuyến học cần quán triệt theo phương hướng dưới đây:

1. Tuân thủ các Nghị quyết của Trung ương về giáo dục, đào tạo con người góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực, nguồn cán bộ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện đúng đắn chủ trương xã hội hoá giáo dục, khơi dậy truyền thống hiếu học của dân tộc, phát huy nội lực của đất nước và con người Việt Nam, đưa sự nghiệp giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong tình hình mới.

2. Phát thển phong trào khuyến học theo phương châm ''giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội''. Hội còn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều biện pháp nhằm xây dựng phong trào ''toàn dân học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học tập với động cơ trong sáng”; tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục về chính trị, đạo đức, kiến thức văn hoá, nghề nghiệp, thể lực, thẩm mỹ và lối sống văn minh, lành mạnh, tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan nhà nước, các đoàn nhân dân, đặc biệt là với ngành Giáo dục - đào tạo trong hoạt động khuyến học, coi đây là một phương thức hoạt động quan trọng.

3. Vận động các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ phát triển sự nghiệp giáo dục; xây dựng quỹ khuyến học, đồng thời quản lý, sử dụng đúng mục đích của quỹ này.

4. Tập hợp rộng rãi các nhà giáo dục, nhà khoa học, giới trí thức, nhà kinh doanh những người hoạt động xã hội và các kiều bào ở nước ngoài tự nguyện tham gia sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục. Củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội; phát triển tổ chức ở những địa phương và cơ sở thực sự có nhu cầu và có đủ điều kiện.

5. Để phong trào khuyến học đạt hiệu quả thiết thực, các cấp uỷ đảng cần quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác của Hội Khuyến học thuộc cấp mình. Ban Dân vận Trung ương giúp Bộ Chính trị theo dõi và định hướng chỉ đạo các hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam. Cùng với việc tăng cường công tác quản lý, Nhà nước dành cho Hội sự hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện để Hội hoạt động đạt kết quả thiết thực.

T/M BỘ CHÍNH TRỊ



PHẠM THẾ DUYỆT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực