Trong đó Phòng khám đa khoa DHA (quận 3) là đơn vị xã hội hóa đầu tiên của TP.Hồ Chí Minh. Các bác sĩ bệnh viện tuyến quận, huyện sẽ được luân phiên về làm việc tại TYT, đảm bảo mỗi TYT có ít nhất 2 bác sĩ nhằm nâng cao chất lượng KCB của TYT. Các bác sỹ ở trạm y tế sẽ nhận được sự hỗ trợ liên tục của các bệnh viện quận, huyện và bệnh viện tuyến cuối của thành phố như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Từ Dũ…
Dự kiến, mỗi trạm sẽ được đầu tư trên 1,7 tỉ đồng để sửa chữa, đầu tư trang thiết bị, cung ứng thuốc, vật tư y tế.
Người dân đến khám sức khỏe ở trạm y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Ảnh: Nguyễn Oanh
Các trạm y tế điểm sẽ hoạt động theo nguyên lý y học gia đình với cơ sở vật chất sạch, đẹp, khang trang, có đầy đủ phòng chức năng, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu, tạo niềm tin để người dân đến trạm y tế. Đồng thời, các trạm y tế điểm sẽ quản lý các bệnh không lây nhiễm và lập hồ sơ theo dõi sức khỏe người dân trên địa bàn.
Trạm y tế mô hình điểm sẽ là trạm y tế một điểm dừng với mục tiêu người bệnh không phải lên bệnh viện quận, huyện để làm xét nghiệm hay lĩnh thuốc. Tất cả sẽ được thực hiện ngay tại trạm y tế.
Theo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh, một trong những vướng mắc lớn hiện nay của các TYT, bên cạnh nguồn nhân lực, chính là không có thuốc và thanh toán BHYT tại chỗ. Vì vậy, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh sẽ vận dụng các quy định hiện hành và đề xuất cơ chế, chính sách mới nhằm hỗ trợ, khuyến khích TYT phát triển như: Mở rộng KCB BHYT đối với hệ thống TYT; phân bổ chỉ tiêu thẻ BHYT ban đầu cho TYT…
Tuy nhiên, hiện tại vẫn có những TYT không dùng đến thuốc, do số lượng người đến khám quá ít, như TYT của quận 9. Do đó, nhiều bác sĩ cho rằng, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh nên có một trung tâm điều phối thuốc cho 24 TYT mô hình điểm. Các trạm gửi nhu cầu thuốc về trung tâm, trên cơ sở đó trung tâm đấu thầu và điều phối thuốc cho các trạm theo đúng nhu cầu.
Cũng theo ông Tăng Chí Thượng, hiện Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh không còn trung tâm đấu thầu, điều phối thuốc nên các TYT mô hình điểm sẽ được hướng dẫn thành lập tủ thuốc, quầy thuốc hoặc nhà thuốc tại trạm; hướng dẫn việc lập TP.Hồ Chí Minh kế hoạch dự trù danh mục thuốc BHYT; phối hợp giữa TYT với trung tâm y tế và BV quận, huyện trong việc cung ứng và thanh quyết toán thuốc BHYT.
Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cũng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc tại các TYT mô hình điểm. Trong tháng 11, các quận, huyện lập xong dự toán, lên kế hoạch triển khai cụ thể mô hình TYT điểm và báo cáo Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh./.