Truyện kể về trà Shanam – “trà ép bánh made in Vietnam”

Thứ tư, 25/05/2022 10:38
(ĐCSVN) – Thương hiệu trà Shanam gần đây được biết đến như một dòng trà đặc sản, nhất là với những sản phẩm trà cổ thụ ép bánh chất lượng và mang đậm bản sắc Việt Nam. Shan là trà Shan cổ thụ, nam là Việt Nam…

Trà ép bánh 12 con giáp - Thức uống của sức khỏe và tình thân

leftcenterrightdel
 Cây trà cổ thụ nơi non cao Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La (Ảnh: Shanam)

Với hai vùng nguyên liệu chính ở Tà Xùa (Sơn La) và Sùng Đô (Yên Bái), trà Shanam đang từng bước khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường cả trong cũng như ngoài nước. Với Shanam, ngày 16/12 là một ngày đặc biệt. Bởi cách đây gần 5 năm, ngày 16/12/2017, tên gọi Shanam được hình thành. Sản phẩm trà do ông Phạm Vũ Khánh và bà Nguyễn Thị Thắm sáng lập nên.

Trước khi làm trà, bản thân người tạo lập nên thương hiệu Shanam, ông Phạm Vũ Khánh đã đi qua các vùng trà shan cổ thụ để hái cùng quy cách, sao sấy cùng kỹ thuật đồng thời chọn ra những vùng nguyên liệu đặc trưng, riêng biệt của trà Shan Việt, rồi đang dần dần, từng bước giới thiệu những đặc trưng ấy đến người yêu trà.

Shanam gắn bó với miền cao ở các tỉnh Sơn La, Yên Bái, cho đến Điện Biên, Hà Giang để cùng bà con dân bản thu hái, sản xuất trà Shan cổ thụ từ gần 10 năm trước, nhưng Shanam ra đời tính đến nay chỉ gần 5 năm, chặng hành trình này so với một đơn vị làm trà, hẳn không quá dài, nhưng chắc chắn việc sản xuất trà miền cao, không hề đơn giản. Giám đốc thương hiệu Shanam Nguyễn Thị Thắm đã chia sẻ những thông tin với những hình dung cơ bản nhất, khái quát nhất về trà Shan cổ thụ ở các vùng nguyên liệu Shanam đang khai thác và câu chuyện Shanam từ những ngày đầu khi đặt nền tảng lên miền cao

Bà Thắm tâm sự, từ trước khi thành lập thương hiệu Shanam, chúng tôi là những người sản xuất trà công nghiệp. Khi gắn bó với chè Shan cổ thụ ở vùng Đông – Tây Bắc, lại là câu chuyện khác biệt hoàn toàn, nhìn lại cả hành trình bốn năm qua, nhiều lúc nghĩ lại cũng không hình dung Shanam lại có thể vượt qua được những gian nan, vất vả ấy. Đơn cử như với vùng Tà Xùa, vùng chè cổ thụ Shanam đang kết hợp cùng dân bản khai thác. Ngày đầu lên các vùng chè cổ thụ, đường đi hầu như còn là đường mòn, đường đất…thậm chí đường không ra đường, phải dùng đủ mọi phương tiện, từ ô tô, xe máy, cho đến đi bộ mới đến được nơi có cây chè.

leftcenterrightdel
 Trà hũ và trà ép bánh Shanam (Ảnh: Shanam)

Đến tận vùng nguyên liệu mới thấm thía và cảm nhận sâu sắc rằng, bà con dân bản đã gắn bó với cây chè từ bao đời, cây chè là nguồn sống của họ và họ có cách thu hái riêng.

Theo giám đốc thương hiệu Nguyễn Thị Thắm, “Thật sự, để đưa đặc sản chè Shan vào sản xuất công nghiệp, thời gian đầu rất vất vả, chúng tôi phải đến tận nơi, tham gia cùng bà con cách thu hái sao cho đạt những quy chuẩn phù hợp việc sản xuất. Cái khó là khi làm việc cùng bà con, không vội được, phần vì rào cản ngôn ngữ, phần vì thói quen nên phải từng ngày, từng ngày mới có được những quy chuẩn về nguyên liệu”.

Cũng theo bà Thắm, hái đúng nguyên liệu đã khó, đưa được lá trà về nhà, tìm hiểu cách làm của bà con thấy rằng, bà con chủ yếu đều sao chè trên chảo, số lượng hạn chế và chất lượng không đều. Để hóa giải những khuyết điểm trong sản xuất, chúng tôi quyết định giữ lại kinh nghiệm, cách làm của đồng bào, nhưng thêm vào đó kỹ thuật, máy móc, phương tiện chế biến trà hiện đại theo quy mô công nghiệp.

Các quy cách thu hái, kiểm soát nguyên liệu, cho đến các công đoạn chế biến ở xưởng Shanam đều do người bản địa thực hiện. Mọi người nắm bắt các quy trình rất nhanh, nhất là nhờ có máy móc, kỹ thuật, phẩm trà trở nên ổn định, qua thêm các công đoạn kiểm nghiệm, nếm thử và đóng gói để đưa ra thị trường. Hơn 60 mã sản phẩm trong cả chặng đường hơn 4 năm qua, được thị trường đón nhận, là một niềm vui, niềm tự hào của bà con dân bản và với người làm trà Shanam. Chúng tôi cũng đưa trà Shanam đến các sân chơi lớn của ngành trà thế giới, ở đó, nhiều sản phẩm Shanam được ngành trà công nhận như các giải thưởng ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc… Cây chè, vùng chè mà Shanam đang khai thác cũng là điểm kết nối những người yêu trà đến với dân bản, đến với cây chè Shan cổ thụ.

TS Phan Tất Thứ, Chuyên gia thương hiệu, người gắn bó với Shanam từ khi doanh nghiệp này tham gai vào Dự án EFD cho hay, tình yêu với Shanam được hun đúc qua các năm tháng gắn bó, từ lúc không thích uống trà nhưng dần dần từng bước, nhẹ nhàng mà ngấm sâu khi dùng sản phẩm “cảm giác uống được mây khi thưởng thức trà của Shanam”. Đó là thứ hương vị tự nhiên, đóng góp vào một chuỗi giá trị của những người bảo vệ giá trị tuyệt vời của trà cổ thụ quý giá thương hiệu Việt.

leftcenterrightdel
 Cô gái dân tộc H'' Mông hái búp trà trên cây chè cổ thụ (Ảnh: HNV)

Đại diện Hiệp hội chè Việt Nam khi nhắc đến Shanam thì bày tỏ mong muốn Shanam sẽ tiếp tục bảo vệ trà cổ thụ và lan tỏa giá trị tốt đẹp ra cộng đồng. Khác biệt của trà shan cổ thụ là thu hái thủ công, không thể ứng dụng thu hái diện rộng, không thể đưa công nghệ vào thu hái được. Việc gây dựng thương hiệu trà Shanam cũng là cách hiệu quả bền vững đề bảo tồn bản sắc của đồng báo dân tộc đồng thời khẳng định một cách chắc chắn rằng, đây không phải là sản phẩm chè công nghiệp mà hoàn toàn thủ công, gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số (H’ Mông, Dao, Thái).

Chặng đường qua với Shanam có lẽ cũng chỉ mới là bước khởi đầu. Shanam kỳ vọng những phẩm trà từ núi rừng sẽ là kết nối thú vị giữa người yêu trà - vùng trà - với Shanam để nhân lên giá trị trà đặc sản Việt, đưa thương hiệu trà Việt nhân rộng và bay cao, bay xa hơn nữa.

Hân Nguyễn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực