Bình Dương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Thứ sáu, 17/07/2020 01:47
(ĐCSVN)- Trong tình hình các chuỗi sản xuất, cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành sâu sát và tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

 

Quang cảnh kì họp 

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Bình Dương khóa IX tiến hành khai mạc kỳ họp thứ 15 nhằm xem xét, đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020; đồng thời xem xét các báo cáo quan trọng khác để tiến hành ban hành các nghị quyết liên quan đến các vấn đề quan trọng, tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Ông Võ Văn Minh, Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch HĐND tỉnh cho biết, trong năm 2020 là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 10 của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020) nên có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong 6 tháng qua, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 và kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, cả nước phải tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch hiệu quả vừa phục hồi kinh tế và đạt nhiều kết quả tốt. Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tốt về phát triển kinh tế-xã hội và phòng, chống dịch COVID-19, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,73% so với cùng kỳ.

Mặc dù kinh tế-xã hội trong 6 tháng qua đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn còn nhiều khó khăn, trách thức và hạn chế, nhất là trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường, tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, của cả nước và tỉnh nhà. Vì vậy, kỳ họp lần này sẽ tập trung xem xét, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, liên quan thiết thực đến đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của người dân.

Báo cáo tại kỳ họp, ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 và kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, cả nước phải tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa chống dịch hiệu quả vừa phục hồi kinh tế và đạt nhiều kết quả tốt. Với quyết tâm và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Bình Dương đã đạt nhiều kết quả tốt về phát triển KT-XH và phòng, chống dịch COVID-19, tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 6,73% so với cùng kỳ.

Đại biểu Nguyễn Tầm Dương, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh, cho rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tình hình các chuỗi sản xuất, cung ứng trên thế giới bị đứt gãy, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn nghiêm trọng, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành sâu sát và tích cực thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn./.

Hiện nay, dịch bệnh trong nước cơ bản được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp trong tỉnh bắt đầu tiếp cận các chính sách hỗ trợ (thuế, tín dụng, giảm giá điện,...), nỗ lực khôi phục sản xuất, thay đổi chiến lược kinh doanh, tìm được nguồn nguyên liệu, có đơn hàng xuất khẩu trở lại, mở rộng thị trường tiêu thụ nên sản xuất công nghiệp của tỉnh từng bước phục hồi, phát triển.

Một nội dung khá quan trọng được đại biểu quan tâm là công tác hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh. Theo đó, Tỉnh đã bố trí hơn 68,6 tỷ đồng để hỗ trợ cho gần 60.000 người thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người bán vé số lẻ; đang hoàn thiện thủ tục chi 21,7 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng. Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp, người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; rà soát, thống kê để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đối tượng gặp khó khăn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ước tính có khoảng 33.657 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chiếm khoảng 16,59% trên tổng dư nợ cho vay; các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 3.597 tỷ đồng; miễn giảm lãi vay cho 1.139 tỷ đồng; cho vay mới để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn 29.128 tỷ đồng. Ngành thuế đã tiến hành rà soát, hướng dẫn đăng ký và lập thủ tục thực hiện gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho 2.390 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn do dịch bệnh với tổng số tiền được gia hạn là 1.158 tỷ đồng; đang tiếp tục hướng dẫn cho 19.727 hộ kinh doanh gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP…/.




Tin, ảnh: Minh Phúc

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực