leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết: Sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, trong đó chấn hưng văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Từ góc độ của cơ quan quản lý, chịu trách nhiệm triển khai chủ trương phát triển văn hóa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho rằng, muốn triển khai "đại công trình thế kỷ” này chúng ta phải xác định các vấn đề then chốt, quan trọng với các lộ trình, bước đi cụ thể. 

leftcenterrightdel

Trước hết, cần phải coi việc hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Vì thể chế, cơ chế, chính sách chính là khung xương sống, là cơ sở quan trọng để có thể triển khai các hoạt động cụ thể. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực văn hoá; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương, tính công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hoá. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về huy động nguồn lực, khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài Nhà nước trong phát triển văn hóa, làm rõ và cụ thể hoá cơ chế chính sách xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; ban hành, cụ thể hoá, sửa đổi, hoàn thiện các hướng dẫn để Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được thực thi hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu thực tế và góp phần khai thông nguồn lực hợp tác công - tư. Hoàn thiện cơ chế tự chủ đặc thù đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính, hợp tác công - tư trong sản xuất sản phẩm văn hóa và đầu tư xây dựng, khai thác công trình văn hóa; cải cách chính sách thuế, phí, lệ phí để thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân như các quy định ưu đãi (vốn, thuế, đất đai) cho các nhà đầu tư trong phát triển văn hóa, đặc biệt là các hỗ trợ, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân khi tài trợ, hiến tặng; xây dựng cơ chế quản lý việc gây quỹ cộng đồng, quỹ đối ứng công - tư; xây dựng, cụ thể hoá các chính sách gắn trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư trong phát triển văn hóa. Xây dựng chương trình hỗ trợ tín dụng, bảo trợ, cấp vốn mồi qua các khoản tạm ứng và các chương trình tín dụng, các khoản vay lãi suất thấp cho các nghệ sĩ, dự án, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp văn hóa.

Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo vệ và phát huy các tài nguyên văn hóa gắn với phát triển bền vững. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ của một số ngành công nghiệp văn hoá chủ lực là ưu thế cạnh tranh của Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa gồm: Đổi mới chính sách đãi ngộ tôn vinh tài năng, các cơ chế, chế độ đãi ngộ tiền lương, tiền công, phụ cấp, bồi dưỡng đặc thù đối với văn nghệ sỹ, nhà nghiên cứu, những người làm công tác văn hóa cấp cơ sở; chính sách tuổi nghỉ hưu và tuổi hưởng lương hưu; cơ chế đặc thù về thu hút, tuyển dụng tài năng đặc biệt đối với lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống; chính sách hỗ trợ nhà ở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường học tập và làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa nghệ thuật. Xây dựng hành lang pháp lý cho đào tạo văn hóa nghệ thuật đặc thù, đáp ứng cho sự nghiệp đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật nói chung, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng. Xây dựng chính sách khen thưởng, đãi ngộ và bảo vệ cán bộ có tư duy năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương, phân cấp và xác định trách nhiệm cụ thể cho các địa phương trong quản lý văn hóa đi đôi với kiểm tra, giám sát việc thực hiện, hoàn thiện quy định pháp luật.

Văn hóa như phù sa phải được bồi đắp dần dần. Xây dựng và phát triển văn hóa cũng phải có lộ trình, bước đi cụ thể. 

Ban hành các văn bản pháp luật và chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm văn hoá trong môi trường số, thu hẹp khoảng cách số và đảm bảo khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người. Xây dựng khung khổ pháp lý phù hợp và tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền số của các quốc gia nhằm đem lại một môi trường mạng an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.

Xây dựng cơ chế chính sách phân cấp, phân quyền, uỷ quyền ở từng cấp cần thực hiện, triển khai để hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, áp dụng cơ chế đặc thù triển khai thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất lĩnh vực văn hóa và thể thao theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư tại một số địa phương cụ thể. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để các địa phương có tiềm năng, thế mạnh và những điều kiện thuận lợi riêng để tăng cường phát triển văn hóa một cách hiệu quả nhất.

Từ ví dụ cụ thể, GS.TS Từ Thị Loan - Nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam khẳng định: Muốn triển khai thực hiện "đại công trình thế kỷ" về chấn hưng văn hóa, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Nhưng có lẽ điểm bắt đầu phải từ thể chế và cơ chế. Đây là vấn đề mấu chốt, gốc rễ để tháo gỡ các vấn đề bất cập về văn hóa hiện nay. Ví dụ như trước kia chúng ta làm nhiều bộ phim theo kiểu cơ chế bao cấp chất lượng rất khiêm tốn, khi ra rạp rất kén người xem. Bây giờ chuyển sang làm phim theo kinh tế thị trường, tuân thủ theo quy luật thị trường đã xuất hiện rất nhiều bộ phim hay với doanh thu khủng như “Bố Già”, “Nhà bà Nữ” hay là những bộ phim có chất lượng được thế giới đánh giá cao, giành nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế… Như vậy, rõ ràng cơ chế quyết định rất nhiều tới chất lượng các sản phẩm văn hóa nói riêng và văn hóa nói chung. 


Ởgóc nhìn của cơ quan tham mưu xây dựng chủ trương, chính sách, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình nghệ thuật Trung ương cho rằng: Muốn chấn hưng văn hóa trước hết phải thể hiện trong Cương lĩnh hay là các Nghị quyết của Đảng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nêu rõ, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong bài phát biểu của TTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, tổ chức vào ngày 24/11/2021 cũng chỉ rõ: Chấn hưng văn hóa Việt Nam để nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, “soi đường cho quốc dân đi”. Chính vì vậy, chấn hưng văn hóa là Đảng ta và các cấp ủy đảng từ Trung ương cho đến cơ sở phải thể hiện trong các Nghị quyết, đường lối của mình. Tiếp đến, Nhà nước phải trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng, Nghị quyết của Đảng xây dựng cơ chế, chính sách để thể chế hóa, cụ thể hóa quan điểm của Đảng thành các chủ trương, giải pháp và nguồn lực để phát triển văn hóa.

Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải coi xây dựng văn hóa và xây dựng con người là xây dựng tương lai tốt đẹp của dân tộc. Nếu chúng ta không có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta không có con người Việt Nam đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, thì chúng ta rất khó để đưa đất nước đi lên. Mọi người dân, cán bộ đảng viên, quần chúng miền xuôi, miền núi, các dân tộc, tôn giáo... phải hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội hàm của chấn hưng văn hóa, phát triển văn hóa gồm những mặt nào? Chúng ta phải tạo ra một đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trong tất cả các lĩnh vực và đặc biệt chúng ta phải đẩy văn hóa trong Đảng lên, làm sao phải như Bác nói “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Những cán bộ đảng viên của Đảng chức vụ càng cao thì trách nhiệm và sự nêu gương càng lớn. Một con người văn hóa, có đạo đức, có tư cách là “cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư”. Tư cách của con người cách mạng như Bác Hồ nói: Hết lòng vì dân vì nước, xa lánh những tệ nạn và đặc biệt phải “tự soi, tự sửa”, chống thoái hóa về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu… làm cho văn hóa thấm sâu vào mỗi gia đình, mỗi con người như “cơm ăn nước uống hàng ngày”.

Chấn hưng văn hóa phải đặc biệt quan tâm chú trọng đến phát triển con người - chủ thể cho mọi sáng tạo, thụ hưởng và tiếp nhận văn hóa.

Đối nghịch với văn hóa là phản văn hóa, đó là những thói hư, tật xấu, tham nhũng, tiêu cực, những cái ác, cái xấu trong xã hội, cái tàn dư, lạc hậu của chế độ cũ… Chấn hưng văn hóa cũng có thể nói như là một cuộc cách mạng về văn hóa, nói như vậy mới toàn diện, sâu sắc, mạnh mẽ và mang lại hiệu ứng, hiệu quả rộng lớn, sâu sắc cho toàn xã hội, trong tất cả các lĩnh vực và tất cả mọi người.


Khẳng định việc chấn hưng văn hóa quan trọng nhất là thể chế, tuy nhiên với góc nhìn của một nhà nghiên cứu, GS.TS Đinh Xuân Dũng – Nguyên Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cho rằng ngoài ra còn phải đặc biệt quan tâm chú trọng đến phát triển con người - chủ thể cho mọi sáng tạo, thụ hưởng và tiếp nhận văn hóa. Chấn hưng hay phát triển văn hóa chẳng phải thứ gì cao siêu, cũng không phải ở đâu xa, mà cần bắt đầu từ việc xây dựng con người, từ gia đình, trường học đến xã hội. Chính môi trường văn hóa sẽ tạo ra con người văn hóa, con người văn hóa lại giữ vai trò chủ thể để giải quyết những bài toán căn cơ về phát triển văn hóa, để từ đó hình thành những giá trị chuẩn mực đạo đức, lan tỏa nét đẹp văn hóa đến mỗi người.

Chương trình mục tiêu quốc gia mà Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang xây dựng trình Chính phủ hiện có 10 nội dung thành phần, trong đó nội dung: Phát triển văn hóa, con người Việt Nam được đưa lên vị trí quan trọng đầu tiên. 

leftcenterrightdel
 

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cũng cho biết: Việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người cũng là một nhiệm vụ quan trọng, bởi con người là trung tâm và là chủ thể của chiến lược phát triển đất nước, nguồn nhân lực được coi là động lực nội sinh cốt lõi của phát triển. Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu rõ chủ trương: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm phát triển bền vững; phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”. Vì vậy, đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, xây dựng đội ngũ văn hóa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước. Nâng cao năng lực đội ngũ các nhà quản lý, hoạch định chính sách; cán bộ văn hóa cơ sở; cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Đào tạo lực lượng lao động có sự hiểu biết về cuộc sống hàng ngày, kỹ năng, ước mơ và động lực, có các kỹ năng và chuyên môn phù hợp để thích ứng, vận hành trong bối cảnh mới như các kỹ năng quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, năng lực sáng tạo, thích ứng với sự rủi ro và các hạn chế, với sự chuyển đổi tiếp diễn, có khả năng tôn trọng sự đa dạng và ý thức về tầm quan trọng của tính bền vững, có kỹ năng, kiến thức chuyên môn trình độ cao, có kỹ năng kết nối và đa ngành, khả năng làm việc với người khác. Đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, phát hiện tài năng văn hóa, nghệ thuật; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao văn hóa, văn hóa đối ngoại, văn hóa cơ sở. Phát triển nguồn nhân lực thực hành, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật: Lựa chọn những văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo; trí thức trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật để đào tạo ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu ở trong và ngoài nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, lý luận, phê bình, giám định, phục chế trong các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, mỹ thuật, văn học. Tập trung đào tạo thế hệ tài năng mới chuyên về nghệ thuật truyền thống cũng như có khả năng sáng tạo các sản phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng cao mang tầm quốc gia và quốc tế; ưu tiên đào tạo tài năng đối với ngành nghệ thuật truyền thống, dân tộc. Đào tạo kỹ năng số cho cán bộ quản lý, đội ngũ văn nghệ sỹ, đội ngũ sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; trang bị các kỹ năng, kiến thức kinh doanh, quản trị, truyền thông cho cán bộ văn hoá ở các cấp.

Như vậy, để văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi” chúng ta phải có một chiến lược về phát triển con người. Chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Đúng như PGS.TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã khẳng định: Toàn bộ mọi thứ trong xã hội đều do con người làm nên. Con người chi phối và quyết định mọi hoạt động trong xã hội. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, là trung tâm của sự phát triển, vì vậy cần phải tập trung xây dựng chiến lược con người. Ngoài việc xây dựng tâm hồn thể chất thì phải chú trọng tới việc xây dựng sức khỏe, thể lực của con người, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Muốn có con người khỏe mạnh về tâm hồn, về nhân cách thì trước tiên phải mạnh khỏe về thể xác, nâng cao thể lực con người, lúc đó ta mới hy vọng con người giải quyết được những vấn đề chiến lược cao cả của đất nước./.

Bài 1: Chấn hưng văn hóa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

Bài 2: Chấn hưng văn hóa: “Đại công trình thế kỷ”

Bài 4: Cuộc chiến giữa “xây” và “chống”

Bài 5: Chấn hưng văn hóa: Không thể chỉ là khẩu hiệu hay câu chuyện của phong trào

 
Nhóm phóng viên
09/12/2023 21:59