Bài 1: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn

Ngân hàng chính sách xã hội Lạng Sơn đồng hành cùng hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Thứ ba, 03/12/2024 09:24
0:00/ 0:00
Giọng nữ
  • Giọng nữ
(ĐCSVN) - Tính đến nay, tổng nguồn vốn ngân sách uỷ thác qua NHCSXH đạt 238,1 tỷ đồng (vốn ngân sách cấp tỉnh là 169,6 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện là 68,5 tỷ đồng) chiếm 4,98% tổng nguồn vốn cho vay của NHCSXH, tăng 204 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 572,2%) so với năm 2014; tăng 169,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 246,8%) so với năm 2019. Một số địa phương có số dư nguồn vốn ngân sách uỷ thác qua NHCSXH lớn như thành phố, các huyện: Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng ...

Bên cạnh việc bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương, UBND tỉnh ban hành Văn bản số 282/UBND-KGVX, ngày 11/4/2017, số 220/UBND-KGVX, ngày 26/02/2021 về việc huy động các nguồn vốn để cho vay các chương trình tín dụng chính sách, chỉ đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện gửi các quỹ, các nguồn tiền nhàn rỗi vào NHCSXH, phát động đến toàn thể cán bộ, viên chức người lao động, đoàn viên, hội viên tham gia gửi tiền tiết kiệm vào NHCSXH để tạo lập nguồn vốn cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, kết quả: Đến ngày 31/10/2024 số vốn huy động đạt 688,8 tỷ đồng, tăng 598,9 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 666,1%) so năm 2014; tăng 311,8 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 82,7%) so với năm 2019 (chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).

Cán bộ tín dụng chính sách với hộ vay vốn trồng hồi trên địa bàn Văn Quan, Lạng Sơn (Ảnh: HNV) 

Trong quá trình khảo sát thực tế tại một số địa bàn tín dụng chính sách của Lạng Sơn, chúng tôi được lắng nghe và “mục sở thị” nhiều mô hình vay vốn hiệu quả, từng bước thoát nghèo và dần dần làm giàu hiệu quả. Có thể kể đến: mô hình trồng Quýt của hộ gia đình chị Phùng Thị Thào (huyện Cao Lộc) mỗi năm thu nhập khoảng 200 triệu đồng; mô hình kinh doanh đá hoa xây dựng của hộ gia đình chị Trần Thị Tin (huyện Lộc Bình) thu nhập mỗi năm trên 90 triệu đồng; mô hình trồng Thông của hộ gia đình anh Hoàng Văn Lập (huyện Đình Lập) thu nhập bình quân 100 triệu đồng; mô hình trồng Hồng và chăn nuôi gia cầm của hộ gia đình chị Nguyễn Thị Núi (huyện Văn Lãng) thu nhập hàng năm trên 70 triệu đồng; mô hình trồng Hồi của anh Hà Văn Kiệm (huyện Văn Quan) thu nhập mỗi năm trên 80 triệu đồng; mô hình nuôi bò của hộ gia đình chị Hoàng Thị Nghiên (huyện Bình Gia) thu nhập mỗi năm trên 100 triệu đồng; mô hình trồng cây Keo mỡ của hộ gia đình ông Lương Đình Hiên (huyện Bắc Sơn) thu nhập mỗi năm 120 triệu đồng; mô hình trồng Na và rau Bò khai của hộ gia đình chị Nông Thị Bình (huyện Chi Lăng) thu nhập mỗi năm 150 triệu đồng; mô hình trồng cỏ ngọt xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng…

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động cho NHCSXH, hằng năm ngoài việc cân đối ngân sách uỷ thác qua NHCSXH để cho vay, trong 10 năm qua, UBND các cấp đã tạo điều kiện bố trí mặt bằng để xây dựng trụ sở làm việc cho chi nhánh tỉnh, các Phòng giao dịch huyện với tổng diện tích 12.379 m2  với tổng giá trị quyền sử dụng đất là 29.092 triệu đồng; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị làm việc số tiền 220 triệu đồng và hỗ trợ khác 2.096 triệu đồng. Ngoài ra cấp uỷ, chính quyền cấp xã đã bố trí phòng làm việc và tạo điều kiện cho NHCSXH giao dịch hằng tháng tại Điểm giao dịch xã; chỉ đạo Công an hỗ trợ, bảo vệ hoạt động của Tổ giao dịch Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, năng lực và hiệu quả hoạt động của NHCSXH ngày càng được nâng cao, nguồn vốn cho vay được mở rộng, chất lượng tín dụng ổn định, mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội cho địa phương. Tổng nguồn vốn đến ngày 31/10/2024 là 4.778,1 tỷ đồng, tăng 2.886,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 152,6%) so với năm 2014, tăng 1.884,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 65,1%) so với năm 2019; doanh số cho vay 14.510,7 tỷ đồng, tăng 10.503 tỷ đồng so với năm 2014, tăng 6.011,7 tỷ đồng so với năm 2019. Tổng dư nợ 19 chương trình tín dụng (tăng thêm 07 chương trình cho vay so với năm 2014) là 4.760,8 tỷ đồng, tăng 2.872,2 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 152,1%) so với năm 2014, tăng 1.872,4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng trưởng 64,8%) so với năm 2019.

Giám đốc NHCSXH tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thị Phương (Ảnh: PV) 

Công tác nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã được tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã quán triệt, triển khai đến cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức tư tưởng và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị xã hội về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tín dụng chính sách xã hội cũng như hoạt động của NHCSXH. Khẳng định chủ trương của Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách, chăm lo đến công tác an sinh xã hội. Mặt trận Tổ quốc và tổ chức CTXH các cấp đã quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với NHCSXH trong việc tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả... Công tác phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, các khó khăn, vướng mắc về cơ chế liên quan đến tín dụng chính sách xã hội từ cơ sở kiến nghị đến cấp có thẩm quyền cơ bản đã được quan tâm, tháo gỡ, giải quyết.

 Niềm vui của hộ vay vốn trồng cam, quýt tại Bắc Sơn, Lạng Sơn

Cũng theo Giám đốc Nguyễn Thị Phương, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, địa điểm, trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH. Đặc biệt, bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn nhằm đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của người dân. Trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn tính từ khi có Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đến nay đã tăng thêm được 204 tỷ đồng.

“Sau 20 năm triển khai Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, ngày 4-10-2002, của Chính phủ, về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH tỉnh Lạng Sơn luôn đồng hành cùng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với phương châm “thấu hiểu người dân, tận tình phục vụ”. Nguồn vốn ưu đãi của chúng tôi đã hỗ trợ cho hàng chục nghìn hộ thoát nghèo bền vững, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Lạng Sơn”- bà Nguyễn Thị Phương nói.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực