|
Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê ở Đắk Nông. (Ảnh: baodaknong.vn) |
Điển hình như đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong bảo quản và chế biến quả chanh dây tại tỉnh Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên”. Đề tài do Viện Ứng dụng công nghệ chủ trì triển khai trong giai đoạn 2023-2025.
Sau quá trình triển khai, đề tài dự kiến sẽ xây dựng được 1 quy trình bảo quản quả chanh dây đông lạnh, với quy mô 1 tấn/mẻ; 1 quy trình bảo quản dịch chanh dây đông lạnh, với quy mô 300 kg/mẻ.
Ngoài ra, đề tài sau khi nghiệm thu sẽ thiết lập được 1 quy trình chế biến các sản phẩm bột chanh dây hòa tan, nước chanh dây cô đặc, nước chanh dây lên men có độ cồn thấp, mứt nhuyễn, mứt dẻo từ vỏ chanh dây…
Hay như đề tài “Nghiên cứu công nghệ thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị đồng bộ để sơ chế và bảo quản mắc ca tại Đắk Nông và Tây Nguyên” cũng đang được triển khai. Đề tài này do Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch phối hợp thực hiện.
Theo kế hoạch, đến năm 2025, đề tài sẽ tạo ra được 1 quy trình công nghệ sơ chế, bảo quản hạt mắc ca phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; 1 bộ hồ sơ thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị sơ chế và bảo quản hạt mắc ca có công suất 2-3 tấn hạt, đạt tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
Tỉnh Đắk Nông cũng tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học; giải pháp phát huy hiệu quả Chỉ dẫn địa lý “Đắk Nông” cho sản phẩm hồ tiêu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của Đắk Nông… Đầu tháng 5/2024, tỉnh Đắk Nông cũng đã ký kết hợp tác phát triển khoa học công nghệ với tỉnh Đồng Nai, theo đó hai bên sẽ cùng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học công nghệ. Trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng. Từ đó, đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật, việc chuyển giao, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới phục vụ sản xuất và đời sống.
|
Chế biến hàng xuất khẩu ở Đắk Nông. (Ảnh: baodaknong.vn) |
Các đơn vị sẽ phối hợp tổ chức những nội dung chủ yếu như: tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các mô hình tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất, đời sống; các đề tài nghiên cứu khoa học hiệu quả; tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học...Hai bên chia sẻ kinh nghiệm, hình thức tổ chức triển khai cho các cuộc thi. Đặc biệt, các bên sẽ phối hợp thực hiện tham gia một số chương trình, đề án, dự án nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện xã hội, nhằm phát huy hơn nữa vai trò của trí thức trong giai đoạn hiện nay.
Được biết, chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Nông được triển khai khá sớm từ năm 2005, sau một thời gian thực hiện, nhìn chung, hoạt động khoa học công nghệ của tỉnh đã có sự thay đổi rõ rệt... nhiều thành tựu được nhanh chóng áp dụng vào đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân, từ đó, từng bước góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh.
Hệ thống quản lý khoa học và công nghệ các cấp cũng đã được xây dựng theonguyên tắc mới. Mạng lưới quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện bước đầu được hình thành.Tiềm lực về khoa học và công nghệ, nhất là về cơ sở vật chất, kỹ thuật đã được các cấp,ngành quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, thời gian qua, hoạt động khoa học và công nghệ cũng đã thu hút được sự hợp tác, phối hợp mạnh mẽ từ các viện nghiên cứu, các trường đại học trong cả nước đểgiải quyết các nội dung có liên quan tới việc xây dựng luận cứ khoa học cho cácphương án phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững…
Thực tế cho thấy, trong ngành nông nghiệp, thời gian qua, nhiều giống cây, con vàcác biện pháp kỹ thuật thâm canh đã góp phần tích cực vào việc làm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cho người dân. Ở lĩnh vực công nghiệp,nhiều doanh nghiệp cũng đã nhạy bén trong việc chọn lựa, đầu tư, đổi mới một số công nghệ tiên tiến, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, nhất là các sản phẩm chế biến phục vụ xuất khẩu. Hoạt động khoa học xã hội và nhân văn cũngđã đưa lại những hiệu quả thiết thực, phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp nông thôn…
Theo Kế hoạch phát triển thị trường khoa học công nghệ tỉnh Đắk Nông, đến năm 2025, Đắk Nông phấn đấu giá trị giao dịch hàng hoá khoa học công nghệ hàng năm tăng bình quân 6,25%. Trong đó, chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực, ngành chủ lực của tỉnh hoặc các sản phẩm mới phục vụ các thị trường ngách.
Mục tiêu đến năm 2025, số lượng tài sản trí tuệ hàng năm của Đắk Nông tăng tối thiểu 10%; số lượng giao dịch công nghệ, thiết bị hàng năm tăng khoảng 10%. Các tổ chức trung gian và kết nối vào mạng lưới các tổ chức trung gian KHCN các tỉnh, khu vực, quốc gia sẽ được hình thành và phát triển./..