Tốc độ gia tăng số ca nhiễm, tử vong do COVID-19 giảm song vẫn ở mức cao

Thứ ba, 18/05/2021 09:50
(ĐCSVN) – Đến sáng 18/5, thế giới có tổng số 164.262.507 ca nhiễm và 3.403.994 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua có thêm 532.189 ca nhiễm và 10.599 ca tử vong mới. Tính đến nay, Mỹ vẫn là nước có tổng số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất do đại dịch này.
 Số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trên thế giới vẫn ở mức rất cao. (Ảnh minh họa: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 18/5, đã có 142.980.720 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 17.877.793 ca bệnh đang điều trị, có 18.664.001 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,4%) và 101.738 ca (chiếm 0,6%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện vẫn hoành hành tại 222 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, với thêm 263.045 ca nhiễm, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm COVID-19 mới nhất trên thế giới, tiếp theo sau là Brazil (33.631 ca) và Mỹ (24.982 ca). Cùng với đó, Ấn Độ cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất trong một ngày qua với 4.340 ca, sau đó là Brazil (1.039 ca) và Colombia (509 ca).

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy với 47.188.175 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 18/5, châu Á tiếp tục là khu vực có nhiều ca nhiễm nhất thế giới. Trong đó, 614.050 ca đã tử vong do COVID-19 và 41.721.391 ca được điều trị khỏi. 3 quốc gia có số người nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất tại châu Á là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 ghi nhận tới thời điểm hiện tại là 25.227.970; 5.127.548 và 2.765.485 ca; và số trường hợp tử vong lần lượt là 278.751; 44.983 và 77.222 ca. 

Trong 24 giờ qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 46.340  ca nhiễm và 1.397 ca tử vong mới vì COVID-19. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều thứ hai thế giới. Pháp, Nga và Anh tiếp tục là 3 nước bị tác động nhiều nhất bởi đại dịch này tại châu Âu khi có lần lượt 5.881.137; 4.949.573 và 4.452.756 ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, Anh lại hiện là nước có số ca tử vong vì COVID-19 cao nhất khu vực, với tổng số 127.684 ca, sau khi có thêm 5 ca trong 24 giờ qua; tiếp sau đó là Italy (124.296 ca) và Nga (116.211 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ tiếp tục gia tăng, với 39.250.548 ca, trong đó có 879.293 ca tử vong và 31.773.119 ca được điều trị khỏi. Với 33.747.391 ca nhiễm và 600.529 ca tử vong vì COVID-19, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực. Tiếp sau là Mexico và Canada với con số thống kê lần lượt là 2.381.923 và 1.334.108 ca nhiễm, cùng 220.433 và 24.983 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 89.929 ca nhiễm và 2.585 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 26.878.449 ca và 731.602 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê của khu vực, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực khi có thêm 33.631 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp bị nhiễm COVID-19 lên con số 15.661.106 vào thời điểm hiện tại. Với 1.039 ca tử vong được ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất vì COVID-19; tiếp sau đó là Colombia với 509 ca tử vong mới và Argentina với 505 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 18/5, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 4.738.207 ca, trong đó có 126.913 ca tử vong và 4.272.517 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trong khu vực, với 1.615.485 ca nhiễm và 55.260 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 1.757 ca nhiễm mới và 50 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco và Tunisia, với tổng số lần lượt 515.0123 và 327.473 ca nhiễm bệnh cùng 9.104 và 11.899 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 65.927 ca nhiễm (tăng 11 ca) và 1.225 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19. Đứng đầu danh sách thống kê trên trang worldometers.info vẫn là Australia với 3 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 29.978 ca, trong đó 910 ca tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 còn rất lâu mới có thể chấm dứt. Phát biểu ngày 17/5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết "ở một số quốc gia, tình hình tiếp tục rất đáng lo ngại", và theo ông, đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc "và nó sẽ không kết thúc ở bất cứ đâu cho đến khi nó kết thúc ở khắp mọi nơi"./.

Khánh Linh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực