Tọa đàm “Khoa học về ngành nước – thực trạng và giải pháp”

Chủ nhật, 29/12/2024 21:14
(ĐCSVN) - Chiều 29/12, tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm “Khoa học về ngành nước – thực trạng và giải pháp” do Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần nước GMT tổ chức.
Tọa đàm “Khoa học về ngành nước – thực trạng và giải pháp” do Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) chủ trì phối hợp cùng Công ty Cổ phần nước GMT tổ chức. 

Tham dự Tọa đàm có chuyên gia, nhà khoa học về ngành nước cùng cán bộ, đoàn viên, thanh niên, sinh viên của Đoàn Thanh niên VTV.

Phát biểu tại Tọa đàm, đồng chí Phùng Văn Hiệp, Bí thư Đoàn Thanh niên VTV chia sẻ: Việt Nam có nguồn nước mặt dồi dào với khoảng hơn 3400 sông, suối và hàng nghìn hồ, ao... Hiện cả nước có trên 7800 đập, hồ chứa nước với tổng dung tích khoảng 70 tỷ m3. Tuy nhiên, tính đến năm 2020, chỉ có khoảng hơn 88% người dân nông thôn được tiếp cận tới nguồn nước hợp vệ sinh.

Bí thư Đoàn Thanh niên VTV cho rằng, nguồn nước có vai trò rất quan trọng đối với con người và sự sống và đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, vừa phải phát triển kinh tế vừa phải đảm môi trường, trong đó môi trường nước là rất cần thiết và cấp bách. Bởi, Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, đô thị hóa nhanh và nguồn nước tuy dồi dào nhưng ô nhiễm nguồn nước đang là những thách thức lớn đặt ra… Vì vậy, buổi Tọa đàm là dịp để các chuyên gia, nhà khoa học cùng thế hệ trẻ nhìn nhận, đánh giá thực trạng về nguồn tài nguyên nước hiện nay cũng như đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khắc phục, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo môi trường nước cho cuộc sống.

Đồng chí Phùng Văn Hiệp, Bí thư Đoàn Thanh niên VTV chia sẻ tại Tọa đàm.
Tại buổi Tọa đàm, trao đổi, phân tích đánh giá về thực trạng nguồn nước, các đại biểu cho rằng, Việt Nam tuy nguồn nước dồi dào nhưng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong đó ở vùng nông thôn tác động từ nguồn nước thải từ các nhà máy, từ phân bón và chăn nuôi, bởi mỗi năm có khoảng 84,5 triệu tấn chất thải từ chăn nuôi được thải vào môi trường, phần lớn không qua xử lý. Đây là mối đe dọa tới sức khỏe người dân, nguồn nước, nhất là nước ngầm…

Ngoài ra, tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán, lũ quét ngày càng nghiêm trọng đến nguồn nước và chất lượng nước. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu nước tại Việt Nam sẽ là khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay. Tình trạng thiếu nước dự báo sẽ diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Tại Tọa đàm, đánh giá về những thực trạng, thách thức với nguồn nước, GS Trần Đức Hạ, chuyên gia ngành cấp thoát nước chỉ ra, Việt Nam một trong nước bị ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu, cùng với tác động của quá trình phát triển, đô thị hóa nhanh gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng. Cùng với đó, vấn đề an ninh nguồn nước, bởi các con sống lớn của nước ra bắt nguồn từ nước ngoài có dẫn đến tình trạng bị chi phối, phân phối nguồn lực không đồng đều. Ngoài ra, tình trạng cấp thoát nước, cấp nước, xử lý nước không theo kịp tăng trường với phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo ước tính, tổng công suất đáp ứng 10-15% xử lý nước đô thị.

 GS Trần Đức Hạ, chuyên gia ngành cấp thoát nước chia sẻ tại Tọa đàm.

Ở góc độ khác, TS Phạm Văn Dương, Viện trưởng Viện Đào tạo và Ứng dụng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Kiến trúc cho rằng, Việt Nam và trình độ kỹ sư, nhân lực của Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ nguồn nước, tuy nhiên vấn đề tài chính, nguồn lực cùng với quy định của pháp luật về xử lý nguồn nước còn hạn chế. Việc đầu tư tài chính cho các công trình xử lý nước chưa lớn. Ngoài ra, việc quản lý và bảo về nguồn nước, trong đó bảo vệ nhà máy xử lý nước còn nhiều vấn đề đặt ra, đơn cử như để xảy ra tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường, gần ngay nhà máy xử lý nước…

Tại buổi Tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, vai trò của con người, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý trong sử dụng, bảo vệ nguồn nước là rất trong quạn. Tuy nhiên, ý thức sử dụng và việc quan tâm, đầu tư đến nguồn nước và sử dụng nước còn chưa được đề cao, tưng xứng với vị trí, vai trò của nước đối với sự sống như, 3/4 thế giới là nước, 70% cơ thể con người là nước… Nước là nguồn dinh dưỡng số 1, không nguồn nào thay thế được.

TS Phạm Văn Dương, Viện trưởng Viện Đào tạo và Ứng dụng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Kiến trúc chia sẻ tại Tọa đàm. 

Vì vậy, các đại biểu đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, bảo vệ nguồn nước, đảm bảo môi trường nước cho cuộc sống. Các đai biểu cho rằng cần phải đề cao vai trò của pháp luật trong bảo vệ, sử dụng nguồn nước, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra những vi phạm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường.

Cần thiết triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp, công nghệ mới trong bảo vệ, xử lý nguồn nước; đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và chuyển đổi số để đảm bảo tính bền vững trong xử lý nước và cấp nước; đẩy mạnh chương trình tái chế nước thải quy mô lớn; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, ứng phó ô nhiễm môi trường, trong đó tăng cường bảo vệ các khu vực đầu nguồn, rừng đầu nguồn; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xử lý nước; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, khai thác nước ngầm một cách hợp lý và bền vững.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng nước tiết kiệm, trong đó vai trò của Đoàn Thanh niên, báo chí, truyền hình rất quan trọng trong tuyên truyền người dân ý thức sử dụng, tiết kiệm nước, nhất là đề cao vai trò giáo dục trong các nhà trường hiện nay đối với bảo vệ nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm. Cùng với đó, có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành cấp thoát nước, cấp nước, xử lý nước. Bởi, hiện nay tỷ lệ sinh viên tham gia lĩnh vực này còn thấp; mức thu nhập cho nguồn nhân lực trong lĩnh vực này không cao so với các lĩnh vực kinh tế khác.../.

Tin, ảnh: Đức Hùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực