TP Thái Nguyên đưa chuyển đổi số đến từng người dân

Thứ tư, 28/09/2022 10:58
(ĐCSVN) - Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên đưa ra một chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số và đang hướng tới mục tiêu đến năm 2025 thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số, thời gian qua, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Thái Nguyên đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số; gắn mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số, thời gian qua, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Thái Nguyên đã tích cực triển khai các văn bản chỉ đạo thực hiện; tổ chức phố biến, quán triệt chủ trương, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số; gắn mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thành phố đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về các nhiệm vụ chuyển đổi số, đặc biệt là việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ bằng nhiều hình thức; từng bước số hóa, hình thành kho dữ liệu dùng chung thực hiện thông qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của thành phố với cơ chế định danh, xác thực, phân quyền sử dụng phù hợp với kiến trúc chính quyền điện tử phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước hướng tới phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

 Hội nghị triển khai hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ ngươi dân tham gia chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bên cạnh đó, thành phố đã đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống truyền hình hội nghị; triển khai lắp đặt, kết nối hệ thống camera giám sát 32/32 phường, xã. Đồng thời, UBND thành phố đã phối hợp với Viettel Thái Nguyên, các đơn vị liên quan khảo sát hiện trạng hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thành phố; lập dự án xây dựng Trung tâm điều hành thông minh thành phố Thái Nguyên (IOC) kết nối với IOC của UBND tỉnh và các hệ thống thông tin dùng chung trên địa bàn tỉnh với nguồn kinh phí đầu tư gần 45 tỷ đồng.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự vào cuộc tích cực của các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường, xã, công tác chuyển đổi số trên địa bàn thành phố tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số được tăng cường, tạo sự lan tỏa và tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động và toàn xã hội; hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư hiện đại, 100% các phường, xã được kết nối internet và phủ sóng di động; hệ thống quản lý văn bản trên môi trường điện tử được khai thác sử dụng có hiệu quả. Việc khai thác, sử dụng các phần mềm quản lý, gửi nhận văn bản điện tử, hội nghị trực tuyến được thực hiện thường xuyên từ thành phố tới các phường, xã. Các dịch vụ công hướng tới người dân và doanh nghiệp được quan tâm, chú trọng. Việc giải quyết các thủ tục hành chính trên địa bàn được công khai, minh bạch, thuận tiện và nhanh chóng. Người dân đã chủ động thay đổi phương thức thực hiện thanh toán, không dùng tiền mặt trong các giao dịch. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các nền tảng công nghệ thông tin đã góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Trong quý III, UBND thành phố đã phối hợp với sở, ban, ngành tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng nhằm hỗ trợ người dân tham gia chuyển đổi số trên địa bàn, hướng dẫn người dân giao dịch trên sàn thương mại điện tử; thực hiện trực tuyến các thủ tục hành chính; sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh như: C-Thái Nguyên, Thái Nguyên ID. Hiện Tổ công nghệ số cộng đồng đã bước đầu triển khai thông qua các Hội nghị của Tổ dân phố, các ban, ngành, đoàn thể và trên các nhóm zalo khu dân cư, một số đơn vị triển khai thực hiện hiệu quả như: Phường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang, phường Tân Thành, xã Quyết Thắng…

 Hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng công nghệ vào đời sống

Nhờ quá trình chuyển đổi số nhanh, gọn, hiệu quả, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân cũng được nâng cao. Người dân đã chủ động thay đổi phương thức thực hiện các giao dịch (thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội) từ thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt chuyển sang thanh toán trên website hoặc App (ứng dụng). Các Hợp tác xã đã tham gia giới thiệu sản phẩm trên Website: thainguyentea.gov.vn, từ đó nâng cao giá trị và phát triển nông nghiệp địa phương. Cùng với đó, từ 01/01/2022 đến nay thành phố đã giải quyết 230/232 phản ánh của công dân qua Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh, được công dân đánh giá ở mức độ hài lòng. Ngoài ra, các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch cũng đưa chuyển đổi số vào vận hành, quản lý và đều đem lại kết quả tích cực.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không chỉ riêng Việt Nam, mà trên bình diện toàn thế giới, nhất là trong bối cảnh đối diện với "thách thức kép" - vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Việc thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng thành phố Thái Nguyên đã cho thấy, thành phố đã quyết tâm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số đến với nhân dân; tăng tốc về đích các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Từ đó, tạo đà xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số tại địa phương trong thời gian tới.

CTV Truyền hình

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực