Điểm sáng về xây dựng và phát triển thị trường điện Việt Nam

Thứ năm, 23/04/2020 14:58
(ĐCSVN) - Trong nhiệm kỳ 2015 -2020, phát huy vai trò là cơ quan tham mưu, quản lý về thị trường điện, bên cạnh thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Đảng uỷ Cục Điều tiết Điện lực (ĐTĐL) đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, đơn vị chuyên môn hoàn thành nhiều nhiệm vụ chính trị do Đảng bộ Bộ Công Thương giao.
Ảnh minh họa. (Nguồn: A.N) 

Hoàn thiện cơ chế thị trường điện cạnh tranh

Trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ Công Thương giao. Trong giai đoạn 2015 - 2020, Cục ĐTĐL đã trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 15 Thông tư của Bộ Công Thương; ngoài ra Cục ĐTĐL cũng đã thẩm định và ban hành mới hoặc hiệu chỉnh nhiều quy trình hướng dẫn dưới Thông tư.

Ngoài ra, Cục ĐTĐL cũng đã trình Bộ Công Thương thông qua, trình Thủ tướng Chính phủ 04 đề án, gồm: Đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2017); Đề án nâng cao vai trò, trách nhiệm của Cơ quan Điều tiết điện lực trong thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Việt Nam (Tờ trình số 10193/TTr-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2018); Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cho đến năm 2025, tầm nhìn 2030, khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tạo điều kiện thuận lợi để tư nhân đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (Tờ trình số 10192/TTr-BC ngày 14 tháng 12 năm 2018); Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (Tờ trình số 5194/TTr-BCT ngày 29 tháng 6 năm 2018 gửi Thủ tướng Chính phủ).

Về công tác điều tiết giá điện, Cục đã xây dựng, trình Bộ Công Thương ban hành các quy định về các loại giá điện; Thẩm định và trình Bộ Công Thương ban hành Quyết định phê duyệt việc tách bạch khâu phân phối và khâu kinh doanh bán lẻ điện của Tổng công ty Điện lực thuộc EVN giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025; Thẩm định và trình Bộ Công Thương phê duyệt, ký ban hành các loại giá, khung giá bao gồm khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ có đấu nối vào lưới điện quốc gia.

Cục cũng đã có ý kiến đối với giá dịch vụ phụ trợ năm 2015, 2016, 2017 của các nhà máy cung cấp dịch vụ phụ trợ Thủ Đức, Cần Thơ, Ô Môn 1, Ninh Bình, Bà Rịa; đã kiểm tra và có ý kiến về hợp đồng mua bán điện và hiệu chỉnh bổ sung hợp đồng của các nhà máy điện; Thực hiện kiểm tra giá thành sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) các năm; dự kiến giá thành sản xuất, kinh doanh của các năm tiếp theo để báo cáo, tham mưu cho Bộ Công Thương quyết định lộ trình điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường phù hợp với thực tế thị trường.

Vận hành thị trường điện an toàn ổn định

Đối với thị trường điện, trong giai đoạn 2016-2020 Cục đã thực hiện tốt công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh. Theo đó, tính đến cuối năm 2019, đã có 95 nhà máy với tổng công suất đặt khoảng 24.800 MW tham gia giao dịch trên thị trường, gấp 3 lần so với thời điểm mới vận hành thị trường vào tháng 7 năm 2012 (chỉ có 31 nhà máy điện). Hệ thống điện tiếp tục được vận hành an toàn tin cậy, cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, không có sự cố có nguyên nhân từ việc vận hành thị trường điện đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Thị trường điện đã giúp tăng tính minh bạch, công bằng trong việc lập lịch, huy động các nhà máy điện, góp phần tối ưu toàn hệ thống, tạo động lực và sự tin tưởng của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó Cục đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý để thực hiện thí điểm và đưa vào vận hành chính thức Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) theo 2 bước mô phỏng vận hành và thí điểm vận hành thanh toán thật (2016-2018). Từ năm 2019, VWEM tiếp tục được thực hiện thanh toán thật với quy mô được mở rộng hơn so với năm 2018.

Về giám sát cung cấp điện và vận hành hệ thống điện, từ năm 2015 - 2019, công tác giám sát cung cấp điện và vận hành hệ thống điện đã được Cục ĐTĐL thực hiện tốt, góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân và vận hành hệ thống điện quốc gia an toàn, tin cậy, ổn định thông qua việc thẩm định và trình Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện hàng năm phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở để chỉ đạo điều hành cung ứng điện hàng tháng, đặc biệt là các tháng mùa khô. Đặc biệt, năm 2020, Cục đã dự báo tình hình cung cấp điện để tham mưu cho Bộ Công Thương chỉ đạo EVN và các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp đồng bộ, kịp thời đảm bảo đáp ứng đủ điện cho nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và sản xuất, kinh doanh nhằm hướng tới Đại hội Đảng các cấp trong năm 2020 và Đại hội Đảng toàn quốc đầu năm 2021.

Ngoài ra, Cục đã từng bước triển khai Đề án phát triển Lưới điện Thông minh tại Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng điện năng, độtin cậy cung cấp điện; nâng cao hiệu quả, tối ưu trong công tác vận hành, điều độhệthống điện; từng bước nâng cao năng suất lao động, hiệu quả hoạt động của các đơn vị điện lực.

Cắt giảm điều kiện kinh doanh

Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, từ năm 2014 đến 2019, Cục ĐTĐL đã đề xuất Bộ Công Thương bãi bỏ 60 TTHC (từ 71 TTHC xuống còn 11 TTHC). Cắt giảm 99/163 (khoảng 60%) điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực điện lực. Thực hiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh giai đoạn 2019-2020, Cục ĐTĐL tiếp tục đề xuất đơn giản hóa 06/11 điều kiện kinh doanh liên quan đến cấp giấy phép hoạt động điện lực; Đồng thời chủ động triển khai đầy đủ các ứng dụng Hệ thống xử lý văn bản điện tử (iMOIT). Từ tháng 3/2017 đến nay 100% tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến Cục khai báo hồ sơ cấp trên Cổng DVCTT của Bộ Công Thương tại địa chỉ: http://online.moit.gov.vn.

Ngoài các nhiệm vụ trên, Cục ĐTĐL đã làm tốt công tác hợp tác quốc tế và các nhiệm vụ khác như cấp giấy phép hoạt động điện lực (cấp mới, sửa đổi, bổ sung 1202 Giấy phép hoạt động điện lực các lĩnh vực); Giải quyết 65 đơn kiến nghị, thắc mắc khiếu nại từ các khách hàng và các đơn vị tham gia hoạt động điện lực; thực hiện và bảo vệ thành công 08 đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Bộ; Tổ chức các khóa tập huấn và tham gia giảng dạy các khoá đào tạo Kiểm tra viên điện lực thuộc thẩm quyền cấp thẻ của Cục ĐTĐL trên phạm vi cả nước./.

Thanh Tâm
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực