Ảnh minh hoạ (Nguồn: infonet.vn)
Các công trình lịch sử địa phương thể hiện một cách cụ thể và sinh động của Đảng tại địa phương, đơn vị; bổ sung nguồn tư liệu cho toàn Đảng; đúc kết những kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng cụ thể của địa phương, giúp các thế hệ đảng viên kế thừa, vận dụng. Lịch sử Đảng bộ địa phương còn là một tài liệu tuyên truyền, học tập chính trị rất có giá trị, giúp mở mang kiến thức và nâng cao lòng tự hào về truyền thống địa phương, truyền thống Đảng bộ, tăng cường sự hiểu biết và gắn kết giữa các thế hệ đảng viên. Nhận thức sâu sắc điều đó, thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri số 16-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lập Thạch trong năm qua đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, hướng dẫn các đảng bộ, ngành thực hiện sưu tầm, biên soạn, bổ sung lịch sử địa phương. Kết quả đạt được như sau: Tổ chức thực hiện nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở đơn vị. Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác sưu tầm tư liệu, biên soạn và xuất bản lịch sử địa phương. Phân công một đồng chí lãnh đạo ban phụ trách công tác lịch sử đảng, phân công một đồng chí cán bộ theo dõi, đôn đốc các xã, thị trấn sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương. Kết quả thực hiện:
Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy kế hoạch số 71-KH/HU ngày 20 tháng 11 năm 2018 về thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng. Quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 20, Kế hoạch 331, Thông tri 16 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng; coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chính trị, tư tưởng của cấp ủy Đảng và tổ chức đảng. Phân công rõ trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị địa phương trong triển khai và tổ chức thực hiện.
Ban hành công văn số 113-CV/TG ngày 8 tháng 5 năm 2018 về thực hiện Quy trình nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ. Hướng dẫn về công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, lực lượng vũ trang trong huyện. Chỉ đạo, hướng dẫn các chi, đảng bộ cơ sở tiếp tục xác minh, chỉnh lý tư liệu; tổ chức tốt công tác bảo quản và khai thác tư liệu lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống các cấp. Tăng cường công tác lưu trữ, bảo quản tài liệu, tránh để thất lạc, hư hại; tổ chức khai thác tư liệu từ các nhân chứng lịch sử, các lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ lịch sử, nhằm phục vụ lâu dài công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và truyền thống cách mạng của địa phương, đơn vị.
Thực hiện rà soát công tác xuất bản in ấn, đến nay còn 05 đảng bộ xã xuất bản từ trước năm 2005 (Quang Sơn, Đồng Ích, Bắc Bình, Ngọc Mỹ, Sơn Đông) 02 đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức sưu tầm, bổ sung tư liệu (Đình Chu, bàn Giản). Ban Tuyên giáo Huyện ủy làm việc trực tiếp các đơn vị tiến hành tái bản bổ sung vào năm 2019 và 2020. Phối hợp ngành giáo dục và đào tạo huyện xây dựng chương trình sưu tầm, biên soạn kỷ yếu ngành giáo dục Lập Thạch giai đoạn 1954 - 2015.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng địa phương; thông qua các hội nghị Báo cáo viên, tuyên truyền viên; các hội, đoàn thể chính trị xã hội tổ chức lồng ghép việc giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng địa phương cho các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, dưới các hình thức đa dạng, phong phú như hộ nghị, tọa đàm, hội diễn,…
Ban Tuyên giáo Huyện ủy phối hợp ngành giáo dục – đào tạo huyện triển khai thực hiện công tác giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong các nhà trường trên địa bàn huyện. Thực hiện nghiêm túc giảng dạy lịch sử địa phương trong các giờ học chính khóa. Tài liệu giảng dạy của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Sở giáo dục biên soạn, bổ sung thêm tài liệu địa phương. Thực hiện hiệu quả các hoạt động ngoại khóa các trường học tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: Hội Thành cổ Quảng Trị đã có 20 buổi nói chuyện chuyên đề tại 20 trường THCS trên địa bàn huyện; các trường học đã tổ chức 40 buổi ngoại khóa lồng ghép vào các chủ đề, chủ điểm lớn trong năm. Các hoạt động về nguồn được phối hợp tổ chức tốt Đoàn thanh niên huyện tổ chức chương trình cho các cháu là học sinh tiêu biểu về thăm Lăng Bác. Các nhà trường vận động thực hiện xã hội hóa tổ chức cho các em học sinh thăm khu K9, Khu di tích Tân Trào, Lăng Bác…
Với việc làm tốt công tác tham mưu thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư và Thông tri số 16-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang trong tỉnh, kết quả đó góp phần tổng kết những kinh nghiệm về xây dựng Đảng của các cấp ủy; đồng thời giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.