Theo đó, Thường trực Huyện ủy sông Lô cũng xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng, nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức tọa lạc trên núi Hình Nhân thuộc dãy núi Sáng của xã Đồng Quê, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh tư liệu)
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ các cấp và để đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong toàn huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy Sông Lô đã ban hành Thông tri số 07-TT/HU v: "Lãnh đạo thực hiện Kết luận số 43-KL/TU, ngày 22/01/2014 của Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử các ngành, lực lượng vũ trang trong tỉnh", trong đó xác định việc nghiên cứu, biên soạn, lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đồng chí bí thư cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả, chất lượng nghiên cứu, biên soạn. Đến nay, đã có 100% các xã, thị trấn đã xuất bản được cuốn lịch sử đảng bộ của địa phương, cụ thể, tính đến thời điểm tháng 12/2017 đã có 2 xã xuất bản cuốn lịch sử đảng của Đảng bộ; còn lại 5 xã đã sưu tầm, bổ sung và tổ chức hội thảo, chỉnh sửa xong, sẽ xuất bản vào quý 1/2018.
Khó khăn của công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp xã và huyện
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được còn có một số tồn tại, hạn chế đó là: việc đầu tư kinh phí và các điều kiện cần thiết để phục vụ cho việc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản ở các xã, thị trấn, ở các ngành, đơn vị, đoàn thể còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn ở cơ quan, đơn vị năng lực và trình độ về công tác này còn hạn chế. Công tác lưu trữ lịch sử đảng một số đơn vị chưa chú ý. Hầu hết các đơn vị chưa biên soạn tài liệu giảng dạy cho học sinh trong các nhà trường phổ thông.
Theo phân tích của Thường trực Huyện ủy, có những khó khăn, hạn chế trên là do, trong tổ chức triển khai, nghiên cứu, biên soạn một số đơn vị chưa tuân thủ đúng quy trình, quy định, thiếu thận trọng, chặt chẽ trong xử lý tài liệu, thông tin và ý kiến tham gia, kết luận trong hội thảo. Chưa kết hợp đầy đủ các phương pháp khoa học trong nghiên cứu, biên soạn, xuất bản và lưu trữ…Nhất là công tác lưu trữ tài liệu ít được quan tâm ngay từ đầu, làm thất thoát tài liệu, ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu, biên soạn.
Giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả
Để công tác nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử Đảng bộ cấp xã và cấp huyện trên địa bàn sông Lô nói riêng và trong toàn tỉnh tới đây, Thường trực huyện ủy sông Lo đề xuất, trước hết, các cấp ủy Đảng cần quan tâm, tạo điều kiện đối với công tác Lịch sử Đảng bộ về kinh phí, cơ sở vật chất, bố trí, đào tạo, tập huấn; coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng của địa phương, đơn vị.
Tiếp đến, tập trung nâng cao vai trò của Ban Tuyên giáo các cấp trong việc tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy cùng cấp về chương trình, phương hướng, nhiệm vụ liên quan đến công tác Lịch sử Đảng; Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cơ quan liên quan khi tổ chức thực hiện; quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cấp dưới.
Thứ nữa là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học tập lịch sử Đảng bộ địa phương, trong toàn tỉnh, nhất là giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đưa lịch sử Đảng bộ địa phương vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống của các ngành, đoàn thể trong nhà trường. Bồi đắp tinh thần cách mạng, tình yêu quê hương đất nước của các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư và Kết luận số 43-KL/TU, ngày 22/01/2014 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử các ngành, lực lượng vũ trang trong Tỉnh.
Ngoài ra, cần có chính sách quan tâm, ưu đãi hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng các cấp, nhất là ở cơ sở và có những quy định cụ thể đối với những cán bộ chuyên trách làm công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng về chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn...
Cuối cùng là, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng bộ địa phương. Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm. Tổ chức các hội thảo chuyên đề về công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn Lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương để các đơn vị địa phương trong Tỉnh học tập kinh nghiệm của đơn vị làm tốt để vận dụng thực hiện ở đơn vị mình.
Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế đang đứng trước những vận hội mới, song cũng phải đối mặt với những thử thách gay gắt, trong đó một trong những thách thức to lớn là sự chống trả quyết liệt của các thế lực thù địch, đặc biệt là âm mưu và thủ đoạn nhằm phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước tình hình đó, đòi hỏi công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng phải góp phần tích cực vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, kịp thời đập tan các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch. Do vậy, Thường trực Huyện ủy Sông Lô nhấn mạnh, trong thời gian tới, mỗi cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp trong Tỉnh cần làm tốt hơn công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử của ngành, đồng thời làm tốt hơn nữa công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.