Xã Hồ Sơn (Tam Đảo): Đẩy mạnh phát triển kinh tế

Thứ hai, 16/05/2011 17:26

Trong những năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Hồ Sơn đã tập trung hướng dẫn nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khai thác tiềm năng lao động, đất đai, tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội toàn diện trên tất cả các mặt: nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, thương mại...Từ đó, kinh tế – xã hội của địa phương từng bước phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,3%.

Xã đã chỉ đạo nhân dân mở rộng diện tích gieo trồng một số loại cây trồng mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao như: su su, bí đao, bí đỏ, đậu tương, rau xanh các loại...dần thay thế cho những loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Đặc biệt cây su su được mở rộng và phát triển mạnh trên địa bàn với giá trị thu nhập từ rau su su đạt tới hàng chục triệu đồng/ha. Riêng đối với cây lúa, xã duy trì diện tích gieo cấy trên 400 ha, đồng thời tích cực chỉ đạo nhân dân áp dụng việc đưa các giống lúa mới năng suất cao và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất lúa năm 2010 của xã đạt tạ 3,72 tấn/ha; sản lượng đạt 1.513,2 tấn.

 

     Rau su su có giá trị kinh tế cao được phát triển mạnh ở Hồ Sơn 


Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chăn nuôi phát triển khu chăn nuôi tập trung theo tinh thần Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh uỷ, chính quyền xã đã tạo điều kiện, khuyến khích nhân dân chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp cho nhau và khuyến khích các hộ chăn nuôi đầu tư xây dựng các trang trại có quy mô sản xuất lớn, hiệu quả cao, hạn chế chăn nuôi tại hộ gia đình nhỏ lẻ. Đồng thời, vận động nhân dân trong xã phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản theo hướng công nghiệp; xây dựng và mở rộng mô hình kinh tế vườn đồi, trang trại, trong đó mũi nhọn là mô hình chăn nuôi tập trung. Toàn xã có trên 10 trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả với giá trị thu nhập trên dưới 100 triệu đồng/năm...

Xã cũng đã chỉ đạo khuyến khích người dân dọc 2 bên tuyến đường từ huyện đến khu du lịch Tây Thiên và Thiền viện Trúc lâm đầu tư mở rộng phát triển loại hình dịch vụ-thương mại với các ngành nghề: kinh doanh vận tải, buôn bán vận liệu xây dựng, vận tư nông nghiệp; dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ...Qua đó, đã góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt 13,14%, tăng 4,06% so với năm 2009; tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2010 đạt trên 34 tỷ đồng. Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt gần 23 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt trên 6 tỷ đồng; công nghiệp- xây dựng đạt trên 4 tỷ đồng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực